Áp xe răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Áp xe răng là một trong những bệnh lý nha khoa nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời để không gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau. Để hiểu rõ về bệnh lý áp xe răng hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Áp xe răng là gì? Có mấy loại?

Tình trạng sưng nề, có các ổ mủ hình thành ở dưới vùng chân răng được gọi là áp xe răng. Áp xe răng có thể là do nhiễm trùng từ các vết thương trước đó hoặc do vi khuẩn xâm nhập. Người bị áp xe răng thường xuyên bị đau nhức không chỉ ở vùng răng, mà còn lan rộng đến các khu vực như đầu, tai, cổ…

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là một bệnh lý không hề đơn giản. Không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu vì đau nhức mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tùy thuộc vào từng nguồn gốc gây bệnh, bạn sẽ được chẩn đoán áp xe răng theo hai trường hợp:

Áp xe quanh chân răng có ổ

Áp xe quanh chân răng có ổ là gì? Đây là tình trạng hoại tử tủy và răng do sâu răng nặng, tích tụ lâu ngày và không được điều trị nên hình thành áp xe.

Áp xe quanh chân răng có ổ có thể lan rộng và gây ra tổn thương đến xương răng, vỏ và màng xương răng. Lâu dần sẽ hình thành nên túi mủ, viêm nhiễm sẽ lan rộng ra ngách hành lang, sàn miệng…

Áp xe nha chu

Nguyên nhân của áp xe nha chu là vi khuẩn phá hủy các mô nha nhu hình thành. Vi khuẩn ẩn sâu trong vụn thức ăn, mảng bám trên răng và gây ra các ổ viêm nhiễm, hình thành nên các túi nha chu.

Các loại áp xe răng

Áp xe răng hình thành như thế nào?

Áp xe răng là tình trạng chỉ chung cho các vấn đề nhiễm trùng sưng viêm nặng xảy ra ở bất cứ bộ phận nào, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Khi hệ miễn dịch nhận biết vi khuẩn là tác nhân gây bệnh, bạch cầu sẽ có vai trò tiêu diệt chúng, mủ chính là xác của bạch cầu và xác vi khuẩn hòa cùng với dịch cơ thể.

Áp xe răng cũng hình thành như vậy, thường là kết quả của tình trạng nhiễm trùng chân răng, xảy ra khi nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển. Khi chân răng của bạn bị nhiễm trùng, nước bọt có tính sát khuẩn nhẹ không thể tác dụng đến, các mô nướu có xu hướng rút hết các chất lỏng nhiễm bệnh. Vì thế dịch mủ không thể thoát được ra ngoài qua đường nướu mà tích tụ ở trong chân răng, hình thành nên ổ áp xe.

Ở trường hợp nặng, khi sâu răng làm nứt răng hoặc do các chấn thương khác, vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tủy gây chết tủy. Đồng thời mủ cũng tích tụ trong đầu rễ của xương hàm, phát triển ngày càng lớn gây ra sưng viêm lan rộng khắp hàm. Áp xe ở răng nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở răng, trong xương hàm và các mô xung quanh.

Triệu chứng thường gặp khi bị áp xe răng

Triệu chứng khi bị áp xe răng khá dễ nhận biết, triệu chứng càng nặng có nghĩa là ổ áp xe càng lớn, ảnh hưởng nhiều đến dây thần kinh và các mô xung quanh. Người bị áp xe ở răng có dấu hiệu là sưng mặt nghiêm trọng ở vùng xung quanh răng bị nhiễm trùng, sau lan rộng ra khắp hàm mặt.

Ngoài ra, còn có triệu chứng nhiễm trùng cơ thể giống như nhiễm trùng ở các bộ phận khác gây chóng mặt, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi,… Đôi khi tình trạng sưng đau có thể lan đến cả mặt và cổ. Sốt là một biểu hiện của phản ứng cơ thể khi hệ miễn dịch đang chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng của áp xe răng

Vị trí nhiễm trùng, áp xe răng là nơi bị đau nhiều, có thể xuất hiện chảy mủ đặc và máu. Khi phát hiện các dấu hiệu này, nên sớm đi khám răng để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hầu hết trường hợp áp xe răng điều trị sớm thì sẽ không gặp phải biến chứng gì.

Tuy nhiên nếu không điều trị hoặc điều trị không tích cực, bạn có thể gặp phải tình trạng:

Viêm mô lan tỏa

Khi viêm mô lan tỏa đến vòm miệng, sàn miệng gây ra áp xe, sưng đau toàn miệng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Trường hợp nặng có thể gây ra nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và thậm chí là tử vong. Tuy nhiên diễn tiến đến biến chứng cần một thời gian kéo dài, nếu được điều trị áp xe ở răng sẽ không bị tiến triển.

Áp xe ngoài mặt

Tình trạng này xảy ra sẽ tạo đường rò đến vùng má và dưới cằm, lúc này viêm tấy lan đến sàn miệng và hố thái dương. Không những gây ra đau đớn tăng lên mà tình trạng này cũng đe dọa nhiều hơn đến sức khỏe, cuộc sống của bạn.

Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc

Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến tim, não và bộ phận khác. Nhiễm trùng huyết có thể gây ra tử vong với những triệu chứng cấp tính.

Nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe răng

Bệnh áp xe chân răng xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến cho khoang miệng không được sạch sẽ. Lâu dần, các mảng bám tích tụ nhiều và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Do bệnh viêm nha chu diễn biến trở nên nặng hơn.
  • Do răng lấy tủy thất bại.
  • Do ngoại lực hoặc bị tai nạn khiến cho răng bị nứt, vỡ và khiến tình trạng áp xe răng diễn ra nhanh hơn.
  • Do sâu răng, viêm tủy nhưng chủ quan không điều trị, để cho bệnh kéo dài nên dần gây ra áp xe chân răng.
  • Người bị tiểu đường, tim mạch… thường dễ bị suy yếu về hệ miễn dịch. Do đó, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể và gây ra áp xe chân răng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe răng

Cách điều trị áp xe răng hiệu quả

Để có thể đưa ra biện pháp điều trị áp xe răng hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để nắm tình trạng nhiễm trùng của người bệnh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc điều trị vẫn là sẽ tiến hành loại bỏ ổ mủ, kiểm soát triệu chứng, điều trị nguyên nhân gây ra bệnh và bảo tồn răng.

Cách làm giảm cơn đau tại nhà:

Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà sau đây để có thể giảm bớt cơn đau:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để khử trùng và loại bỏ các mảng bám giúp cho răng miệng sạch sẽ.
  • Sử dụng túi trà ẩm đặt lên vùng chân răng bị nhiễm trùng để giảm cảm giác đau nhức.
  • Để kiểm soát cơn đau bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như: Acetaminophen, Ibuprofen,…

Lưu ý: Những biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, không khắc phục hoàn toàn tình trạng áp xe răng. Vì vậy, bạn nên thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt, ngăn không cho nhiễm trùng lan rộng hơn.

Điều trị áp xe răng cấp tính:

Trong những trường hợp cấp tính bước đầu tiên cần phải làm khi điều trị áp xe răng là loại bỏ các ổ mủ gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Bằng cách bác sĩ sẽ thực hiện rạch mở niêm mạc để hút bỏ dịch, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn bên trong. Sau đó, bác sĩ sẽ làm sạch vết thương và kê thêm một vài loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm hạn chế nhiễm trùng có thể tái phát lại.

Điều trị áp xe răng tận gốc:

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên bảo tồn răng bằng cách chữa viêm tủy. Với phương pháp này thì toàn bộ mạch máu và dây thần kinh bị hư hại sẽ được loại bỏ hết. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành lấp lại lỗ hỏng, gắp mảnh răng vỡ, cạo vôi răng, trám răng hoặc bọc răng để tránh các đổ vỡ về sau.

Nếu vi khuẩn đã tấn công gây ra viêm nhiễm tủy răng và không thể điều trị bảo tồn được thì biện pháp hiệu quả là nhổ răng, làm sạch mủ và giảm đau nhanh chóng.

Cách điều trị áp xe răng

Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa tình trạng áp xe răng

Để ngăn ngừa tình trạng áp xe răng tái phát trở lại, bạn nên hình thành các thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách và giữ cho răng miệng luôn chắc khỏe như:

  • Sự dụng bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ, đồng thời thay thế bàn chải sau 2 đến 3 tháng sử dụng.
  • Đánh răng thường xuyên mỗi ngày hai lần, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, đồng thời bổ sung thêm các vitamin và muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của răng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm có chứa nhiều đường, cà phê, rượu bia, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Kiểm tra răng định kỳ để có thể phát hiện sớm và đưa ra cá biện pháp khắc phục vấn đề liên quan đến răng miệng.

Áp xe răng là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như mất răng. Vì vậy, việc kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần là việc hết sức cần thiết.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về tình trạng răng miệng thì đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được tư vấn cụ thể theo thông tin dưới đây.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *