Niềng răng cho trẻ em khi nào? Có nên niềng răng sớm cho trẻ không?

Niềng răng cho trẻ em là vấn đề mà hiện nay được nhiều phụ huynh quan tâm, trong đó các trường hợp nên niềng răng cho trẻ, bao nhiêu tuổi thì niềng răng được là những thắc mắc của hầu hết phụ huynh. Để giải đáp tất cả các thắc mặc bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Niềng răng cho trẻ em là gì?

Niềng răng cho trẻ em là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các khí cụ như mắc cài liên kết với dây cung hoặc khay niềng trong suốt Invisalign, với mục đích giúp nắn chỉnh răng của trẻ về đúng vị trí ở trên cung hàm, giúp cho trẻ tự tin hơn với một hàm răng đều đẹp, hỗ trợ tốt trong hoạt động ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Niềng răng cho trẻ em là gì?

Các trường hợp trẻ cần niềng răng:

  • Răng thưa, khe hở to giữa các răng.
  • Răng lộn xộn, chen chúc do thiếu mầm răng hoặc dư răng.
  • Răng hô, trẻ ngậm miệng không kín, ngủ há miệng.
  • Răng móm, khi cười chỉ thấy hàm dưới.
  • Khớp cắn sâu, trẻ cười chỉ thấy được hàm trên.
  • Khớp cắn chéo, một hay nhiều răng mọc không đúng vị trí khớp cắn.
  • Khớp cắn hở, hàm trên và dưới cách xa nhau.

Có nên niềng răng cho trẻ em?

Hàm răng xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai

Nếu răng trẻ mọc lệch lạc, răng bị hô do di truyền, móm,… sẽ làm cho mặt trẻ bị biến dạng, nụ cười kém duyên hơn, ảnh hưởng đến toàn bộ gương mặt. Điều này khiến cho trẻ tự ti, tới khi trưởng thành sẽ càng khiến trẻ thấy mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Ngoài ra răng mọc sai còn khiến cho quá trình nhai thức ăn của trẻ bị ảnh hưởng, gây khó khăn khi phát âm, các bệnh lý về răng miệng như khó vệ sinh răng miệng, răng dễ bị sâu, viêm nướu,… từ đó sẽ dễ dẫn đến bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa do việc nhai không kỹ thức ăn.

Niềng răng cho trẻ em đem lại hiệu quả nhanh và tốt hơn

Xương hàm của trẻ em còn mềm, nên bác sỹ dễ di chuyển răng về đúng vị trí hơn và tỷ lệ thành công cao, những răng mọc lệch lạc sẽ được sắp xếp về đúng vị trí trong thời gian ngắn. Nếu thời gian càng để lâu, tuổi càng lớn, răng càng lệch lạc và xương hàm sẽ cứng hơn khiến cho quá trình điều trị khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí hơn.

Có nên niềng răng cho trẻ em

Niềng răng cho trẻ em sớm giúp hạn chế các bệnh lý về răng miệng

Niềng răng chỉnh nha sớm giúp cho trẻ khắc phục kịp thời các tình trạng răng mọc sai lệch, hạn chế ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho gương mặt và khớp cắn. Niềng răng còn góp phần ngăn xương hàm phát triển quá mức, tránh phẫu thuật về sau và giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Niềng răng sớm ít gây khó chịu và đau đớn hơn

Khi trẻ còn nhỏ, xương hàm mềm, răng di chuyển dễ dàng nên khi trẻ em niềng răng sẽ ít đau đớn, khó chịu. Chỉnh nha sớm cũng giúp cho bé tập làm quen với việc khám răng định kỳ, không bị sợ hãi hay ám ảnh những lần khám răng sau này.

Thời điểm nào nên niềng răng cho trẻ em?

Theo các chuyên gia thời điểm lý tưởng để niềng răng cho trẻ rơi vào giai đoạn từ 8 đến 16 tuổi, bởi đây là giai đoạn răng vĩnh viễn của trẻ bắt đầu mọc lên đầy đủ. Bên cạnh đó, lúc này xương hàm và răng của trẻ vẫn còn chưa phát triển hoàn thiện nên việc nắn chỉnh và sắp xếp lại sẽ dễ dàng hơn, đồng thời ít gây ra đau đớn hay khó chịu gì cho trẻ. Ngoài ra, việc niềng răng trong thời điểm này thì trẻ cũng không cần phải nhổ răng hay đeo hàm duy trì như ở người trưởng thành. Vì vậy, có thể giảm thiểu được tối đa thời gian cũng như chi phí niềng răng.

Tuy nhiên, cần lưu ý thời điểm niềng răng chỉ là tương đối và còn phải phụ thuộc từng trường hợp. Ví dụ, ở một số trường hợp khi trẻ mới 6,7 tuổi đã bắt đầu thay răng hoặc có dấu hiệu sai lệch khớp cắn thì bác sĩ cũng có thể chỉ định nắn chỉnh răng ngay.

Liệu có phải nên niềng răng cho trẻ em càng sớm càng tốt?

Niềng răng cho trẻ em quan trọng nhất là phải “đúng thời điểm”.

Nếu thực hiện điều trị quá sớm ở giai đoạn trẻ chưa phát triển xương hàm mặt, khung xương hàm mặt của trẻ sẽ quá nhỏ, không đủ chỗ để có thể sắp xếp răng. Ngoài ra trẻ chưa thay hết răng cũng là vấn đề vì phải kéo dài thời gian và phải đợi răng trẻ mọc rồi mới có thể thực hiện niềng răng được. Giai đoạn phù hợp nhất là giai đoạn khi trẻ đang phát triển xương hàm mặt, bác sĩ sẽ dự đoán sự phát triển để đưa ra kế hoạch phù hợp.

Cho nên, thời điểm có thể thay đổi khác nhau tùy vào mỗi trẻ. Ví dụ có trẻ khung xương phát triển lúc 12 tuổi, nhưng ở trẻ khác có thể đến 15 tuổi. Do đó, bác sĩ nha khoa cần kiểm tra để quyết định thời điểm phù hợp cho trẻ niềng răng.

Lợi ích khi niềng răng sớm cho trẻ em

Dưới đây là các lợi ích khi niềng răng sớm cho bé mà phụ huynh không nên bỏ qua:

  • Niềng răng cho trẻ em giúp đem lại hiệu quả cao và nhanh hơn

Ở độ tuổi của trẻ, răng và xương còn mềm do chưa phát triển hoàn thiện, nên rất dễ để nắn chỉnh. Do đó, quá trình niềng răng cũng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất.

Ngược lại, tuổi càng lớn, răng ngày càng lệch và xương hàm cũng trở nên cứng chắc thì việc điều trị sẽ thêm khó khăn, phức tạp. Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí hơn.

  • Niềng răng sớm ít gây ra đau nhức và khó chịu

Với trẻ em thì xương hàm vẫn mềm, răng dễ dịch chuyển nên quá trình niềng răng sẽ ít gây đau nhức, khó chịu hơn. Bên cạnh đó còn hạn chế được việc nhổ răng, không gây sưng đau.

  • Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Khi trẻ được khắc phục kịp thời tình trạng răng mọc lệch sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Bởi vì một hàm răng thẳng đều, không khoảng hở sẽ khó tích tụ thức ăn, mảng bám và việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ và phát âm

Hàm răng đều đẹp, với khớp cắn chuẩn sẽ giúp cho gương mặt của bé cân đối, hài hòa. Đồng thời, đảm bảo cho trẻ phát âm chuẩn, không bị nói ngọng và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

Phương pháp niềng răng cho trẻ em

Hiện nay, cha mẹ có thể lựa chọn 2 phương pháp niềng răng cho trẻ em đó là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign.

Niềng răng mắc cài

Đây được xem là phương pháp niềng răng cho trẻ em phổ biến nhất hiện nay, sử dụng các mắc cài được gắn cố định trên răng cùng với sự trợ giúp của các khí cụ chỉnh nha như dây cung để tạo lực kéo tác động lên răng, đưa răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Mắc cài với 2 chất liệu chủ yếu là kim loại và sứ. Với mắc cài sứ thì tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại nên chi phí cũng sẽ đắt hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn loại mắc cài kim loại tự động, phương pháp này được trang bị hệ thống nắp trượt tự động cố định dây cung trong rãnh của mắc cài, nhờ đó giúp cho lực tác động lên đều đặn mà không bị gián đoạn. Nhờ đó, thời gian chỉnh nha cũng sẽ được rút ngắn tối đa.

Nhìn chung, trẻ em là độ tuổi chưa đòi hỏi cao về mặt thẩm mỹ thì các phương pháp niềng răng mắc cài là vô cùng thích hợp.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Thay thế hoàn toàn cho hệ thống mắc cài và dây cung trong phương pháp niềng răng mắc cài, niềng răng Invisalign sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt ôm khít lấy chân răng, vì vậy vừa đảm bảo tính hiệu quả cũng như thẩm mỹ cao. Ngoài ra, khay niềng có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng nên vô cùng thuận tiện.

Niềng răng Invisalign
Niềng răng Invisalign

Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí cao hơn so với các phương pháp niềng răng khác. Ngoài ra, đây cũng là kỹ thuật khá phức tạp nên yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề và trình độ cao.

Những lưu ý chăm sóc sau khi trẻ niềng răng

Sau khi niềng răng, trẻ phải thay đổi thói quen ăn uống để giảm đau và không làm ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng. Vì vậy, cha mẹ cần phải lưu ý đặc biệt về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ em:

  • Giúp trẻ thăng bằng tâm lý khi niềng răng là việc quan trọng. Bởi vì ở độ tuổi từ 6 đến 12, trẻ rất thích nghe những lời động viên. Cho nên, cha mẹ và bác sĩ nên đồng hành cùng trẻ, trò chuyện và giải thích cho bé hiểu về ý nghĩa và kết quả chỉnh nha sẽ mang lại trong tương lai. Theo đó, cha mẹ cũng cần khen ngợi mỗi khi trẻ đeo khí cụ đúng giờ và tự giác.
  • Dinh dưỡng trong các ngày đầu nên chọn các loại thức ăn lỏng, nghiền nhỏ (như cháo, súp, bột yến mạch, …) giúp cho bé không bị đau khi ăn. Với các món tráng miệng, cha mẹ có thể chọn: chuối, sữa không béo, sữa chua, phô mai, sinh tố,…
  • Trẻ cần tránh các thực phẩm cứng (kẹo cứng, bánh mì, các loại hạt,…), món có độ dính (kẹo cao su, kẹo dẻo và mứt dẻo), thực phẩm làm thay đổi màu răng (caramel, trà, nước ngọt).
  • Hướng dẫn cho bé cách vệ sinh răng miệng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Dùng bàn chải lông mềm để chải răng, lưu ý thao tác chải nhẹ trên khung niềng để tránh làm bung tuột mắc cài. Cha mẹ có thể cho bé dùng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám và mảnh vụn thức ăn còn sót lại.

Hi vọng với những thông tin trên đã giúp cho phụ huynh nắm bắt được thời điểm niềng răng cho trẻ em. Để cho quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao, cha mẹ đừng quên lựa chọn địa chỉ thực hiện để đảm bảo uy tín, chất lượng nhé!

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *