Nhiều người bị ám ảnh bởi những cơn đau khi mọc răng khôn, nó ảnh hưởng lớn cuộc sống thường ngày của bạn. Vậy cách giảm đau khi mọc răng khôn nào hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ vấn đề này.
Tại sao răng khôn mọc lại bị đau?
Răng khôn thường sẽ mọc ngay sau răng số 7 nếu vẫn còn chỗ trống. Ai cũng đều có 4 răng khôn tại 4 góc hàm nhưng không phải ai cũng mọc. Bên cạnh số ít các trường hợp mọc răng khôn thuận lợi, không đau đớn thì có nhiều người lại bị đau đến mức bị ám ảnh. Nguyên nhân khiến cho răng khôn mọc lên đi kèm theo các cơn đau là do:
- Muốn mọc lên thì răng khôn cần phá vỡ bề mặt nướu điều này gây ra các cơn đau đớn.
- Những răng khác đã mọc, phát triển đầy đủ khiến cho răng khôn không còn chỗ. Lúc này sẽ mọc lệch sang một bên hoặc chèn ép vào răng bên cạnh, mắc kẹt ở nướu. Mọi trường hợp này đều gây đau khi răng khôn mọc lên.
- Răng khôn kẹt dưới nướu cũng dễ bị tổn thương. Nếu trong khoang miệng mà còn sót thực phẩm hay chăm sóc răng miệng không tốt sẽ gây nhiễm khuẩn, sinh ra cơn đau do nhiễm trùng cấp, u nang, áp xe,…
Triệu chứng mọc răng khôn là gì?
Khi mọc răng khôn bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như sau:
- Nướu răng sưng tấy: Mọc răng khôn có thể khiến cho nướu sưng đỏ. Đối với răng khôn hàm dưới, dấu hiệu này có thể quan sát bằng mắt thường. Còn đối với hàm trên, chỉ có thể cảm thấy nướu bị sưng tấy nhẹ.
- Đau nhức răng: Đây là triệu chứng phổ biến khi mọc răng khôn. Các cơn đau thường dữ dội hơn so với khi mọc các răng khác. Do lúc này xương hàm đã phát triển và các răng khác đã mọc hoàn thiện nên khi răng khôn mọc lệch sẽ đau nhức hơn so với lúc bình thường.
- Sốt, khó chịu: Khi mọc răng khôn nhiều người sẽ bị sốt, có thể là sốt cao hoặc âm ỉ khiến cơ thể mệt mỏi. Răng đau khiến cho bạn không thể ăn uống thoải mái và những cơn sốt kéo dài càng khiến cho bạn suy nhược thêm.
- Đau đầu: Khi đau răng, các dây thần kinh khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng và khiến bạn bị đau đầu, tạo ra cảm giác khó chịu và thậm chí là mất ngủ.
Mọc răng khôn bao lâu thì mới hết đau?
Trên thực tế sẽ không hề có bất kỳ dấu mốc thời gian cụ thể nào cho thời điểm kết thúc cơn đau. Trước tiên vì cơ địa của mỗi người không giống nhau và thời điểm mọc cũng khác nhau.
Hơn nữa răng khôn còn là chiếc răng mọc cuối cùng ở trong cung hàm, mọc thời điểm xương hàm đã cứng cộng với việc răng khôn chỉ nhú lên từng tí một với thời gian nhất định nên gây đau là chuyện đương nhiên. Mỗi lần răng khôn nhú lên sẽ tác động lên nướu, làm nướu sưng đỏ lên. Qua tất cả những điều này khó xác định thời điểm cơn đau kết thúc.
Ngoài ra do cấu trúc xương hàm, cơ địa của từng người không giống nhau nên thời gian mọc răng khôn cũng tùy thuộc vào điều này. Nếu như răng khôn mà mọc thẳng đúng vị trí thì chỉ gây sưng và đau trong đợt đầu. Còn mọc ngầm, mọc lệch hay kèm nhức đầu, sốt và đau lợi dữ lội không chịu được.
Một số cách giảm đau khi mọc răng khôn ngay tại nhà
Khi mọc răng khôn không ảnh hưởng đến răng lân cận
Với những trường hợp bị đau khi răng khôn mọc đúng vị trí sẽ không làm ảnh hưởng đến các răng kế bên và sức khỏe thì những cơn đau này tương đối nhẹ, xuất hiện theo từng lần nhú răng. Những cách để giảm đau đó là:
Chăm sóc răng miệng chu đáo:
Giai đoạn mọc răng, việc vệ sinh là điều rất cần thiết. Nếu như không vệ sinh sạch sẽ được thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm nướu cùng mô mềm xung quanh khiến cho cơn đau càng nặng hơn. Hãy nhớ đánh răng 2 lần/ngày, dùng kem đánh răng có nhiều Flour, sử dụng nước muối và dùng chỉ nha khoa vệ sinh các kẽ răng.
Lấy đá lạnh chườm:
Chườm đá lạnh vào vùng răng bị đau cũng giúp làm giảm sưng khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 2 đến 3 viên đá cho vào khăn mềm rồi chườm lên bề mặt má, ở vị trí răng mọc và sưng. Duy trì chườm đi chườm lại nhiều lần. Nên lặp lại động tác này 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20 phút.
Sử dụng chanh tươi:
Vì chanh có tính axit cao nên có thể hỗ trợ giảm đau khi răng khôn mọc cực hiệu quả. Bạn hãy vắt lấy nước cốt chanh, sau đó thấm bông y tế vào phần nước cốt chanh. Mỗi ngày thoa lên vị trí răng số 8 đang đau ít nhất 2 lần.
Liệu pháp nhiệt:
Bên cạnh việc chườm đá giảm đau, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng. Phương pháp này giúp giãn nở mạch máu, tăng cường lưu lượng máu và làm giảm viêm sưng hiệu quả. Bạn cũng có thể kết hợp cả 2 phương pháp chườm nóng và chườm lạnh, điều trị thay phiên liên tục để giúp chữa trị đau nhức răng khôn.
Đắp túi trà:
Sử dụng túi trà để giảm đau khi mọc răng khôn là cách đơn giản và dễ thực hiện hàng ngày. Túi trà có tác dụng giảm đau là vì trong trà có chứa chất chống viêm rất tốt là axit tannic. Bạn chỉ cần ngâm túi trà, sau đó cho túi trà vào tủ lạnh, khoảng vài tiếng sau đắp túi trà lên vùng bị sưng tấy do răng khôn.
Súc miệng với nước muối:
Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Việc tích tụ của vi khuẩn trong phần nướu bị nứt xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây ra đau nhức. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp cho bạn khử trùng, từ đó giảm bớt sự khó chịu.
Bạn có thể súc miệng 2 đến 3 lần một ngày hoặc nhiều hơn, miễn sao bạn cảm thấy cơn đau nhức có xu hướng giảm bớt. Các chuyên gia vẫn khuyến nghị bạn nên chọn mua loại dung dịch nước muối sinh lý.
Khi mọc răng khôn có ảnh hưởng đến răng lân cận
Với trường hợp răng khôn mọc lệch, đâm vào răng kế cận thì giải pháp tốt là bạn nên đi đến Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để chủ động tìm ra nguyên nhân cũng như tư vấn phương pháp điều trị tốt. Thường sẽ là nhổ bỏ răng khôn.
Mong rằng với những chia sẻ về cách giảm đau khi mọc răng khôn đã phần nào giúp ích cho bạn. Ngoài ra nếu có bất kỳ vấn đề gì răng miệng thì hãy liên hệ với chúng tôi để chia sẻ tình trạng răng của mình với chuyên gia của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh