Dây thun niềng răng là gì? Có tác dụng gì trong chỉnh nha?

Trong quá trình niềng răng, không ít trường hợp phải dùng đến dây thun niềng răng. Vậy tại sao lại phải sử dụng dây thun niềng răng?, chúng có tác dụng gì?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

Dây thun niềng răng là gì?

Đối với niềng răng mắc cài truyền thống, nếu như việc sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài là khí cụ không thể thiếu thì dây thun niềng răng là khí cụ đóng vai trò quan trọng giúp mang lại kết quả chỉnh nha hiệu quả.

Dây thun niềng răng

Dây thun niềng răng có độ đàn hồi rất tốt. Được sử dụng bằng cách gắn trên mắc cài, móc từ răng hàm này sang hàm kia nhằm tạo lực kéo cho răng. Giúp giải quyết các vấn đề xương hàm như: lệch khớp cắn, khớp cắn ngược,…Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng sử dụng loại khí cụ này, còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.

Tại sao sử dụng dây thun khi niềng răng?

Việc sử dụng dây thun niềng răng không chỉ là đóng góp một phần quan trọng của quá trình niềng răng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng:

– Dây thun niềng răng với đặc tính linh hoạt, giúp tạo ra áp lực nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để bác sĩ điều chỉnh và kiểm soát chính xác độ đàn hồi của dây thun. Nhờ đó mà bác sĩ đảm bảo áp lực được phân phối đều trên từng răng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Dây thun tăng cường sức mạnh áp lực niềng, từ đó giúp răng di chuyển nhanh chóng hơn và đến được vị trí mong muốn. Điều này làm giảm thời gian niềng, giảm nguy cơ tái phát sau khi quá trình niềng răng hoàn thành.

– Bác sĩ có thể tùy chỉnh loại dây thun, kích thước và độ đàn hồi cho từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Các loại dây thun niềng răng

Thun liên hàm (Rubber bands)

Thun liên hàm nhìn rất giống với những chiếc thun thông thường. Tuy nhiên, nó được làm từ chất liệu lành tính, có độ đàn hồi cao nên có thể sử dụng ở trong khoang miệng.

Khí cụ này được gắn nối từ hàm trên xuống hàm dưới. Vị trí gắn thun sẽ khác nhau ở mỗi trường hợp, có thể kết hợp với minivis hoặc móc trên mắc cài. Thun liên hàm thường được chỉ định trong trường hợp răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, cắn đối đầu về vị trí chuẩn…

Thun buộc tại chỗ

Thun buộc tại chỗ hay là thun chuỗi. Nó được thiết kế thành một dải cao su với nhiều vòng tròn liên kết với nhau. Giúp kết nối mắc cài này sang mắc cài khác để tạo thành một chuỗi giữa vị trí các của răng. Khí cụ này được gắn lên hệ thống mắc cài, có tác dụng sắp xếp, giúp điều chỉnh hàm răng thẳng đều và khít lại. Thun buộc tại chỗ thường được sử dụng trong trường hợp niềng răng thưa.

Chun chuỗi niềng răng là gì?

Thun tách kẽ

Khi niềng răng, các mắc cài sẽ được gắn trên bề mặt răng để giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Nhưng trước khi thực hiện bước này, bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ trước để giúp nong rộng khoảng cách vừa đủ giữa các răng. Công dụng của thun tách kẽ giúp tạo khoảng cách vừa đủ giữa các răng. Chúng sẽ chịu lực, giữ chắc dây cung nhằm điều chỉnh các răng lệch lạc về phía trước.

Thun kéo

Thun kéo có tác dụng giúp di chuyển vị trí của răng theo cơ chế trượt. Loại thun này được chế tạo từ latex cao su y tế lành tính và an toàn. Dây thun niềng răng hoạt động bằng cách hai đầu móc vào mắc cài hàm trên và hàm dưới sao cho thun thẳng đứng hoặc chéo giữa hai hàm. Nhờ đó mà lực căng của dây sẽ tạo ra áp lực cho mắc cài, buộc răng dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn.

Dây thun trong niềng răng có tác dụng gì?

Khi niềng răng, bác sĩ sử dụng dây cung và mắc cài để tạo ra lực chính. Nhưng vẫn sẽ dùng dây thun niềng răng để tạo thêm lực kèm theo. Kết hợp ba khí cụ này với nhau sẽ điều chỉnh răng về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Thun chỉnh nha đóng vai trò thiết yếu giúp điều hướng răng di chuyển một cách nhanh chóng.

Thun niềng răng được nối vào mắc cài tương ứng trên và dưới. Bên cạnh giúp chỉnh khớp cắn, khí cụ này còn có khả năng điều hướng cho răng mọc chếch, răng khểnh về đúng vị trí chuẩn.

Dây thun niềng răng sẽ được căn chỉnh tùy theo mỗi tình trạng răng cụ thể của mỗi người. Nếu kiên trì đeo liên tục sẽ tạo ra lực kéo ổn định từ từ đưa răng về đúng vị trí. Thun được làm từ chất liệu cao su y tế cao cấp, rất lành tính, an toàn và không gây ra kích ứng trong môi trường khoang miệng.

Chun chuỗi niềng răng

Thời gian đeo dây thun niềng răng bao lâu?

Theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên đeo thun chỉnh nha đúng và đủ thời gian để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Thời gian đeo dây thun niềng phải ít nhất khoảng 20 giờ mỗi ngày, áp dụng cho đến khi răng được thẳng hàng, khuôn miệng cân đối và bạn ăn uống tốt thì không cần sử dụng nữa.

Đeo dây thun niềng răng có đau không?

Thời gian đầu khi đeo dây thun, bạn có thể cảm thấy hơi đau và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài lâu nên bạn không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách giảm đau hiệu quả, giúp bạn thoải mái hơn khi sinh hoạt thường ngày. 

Những điều nên làm khi đeo thun chỉnh nha

Việc đeo dây thun niềng răng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để đem lại cảm giác thoải mái và đạt được hiệu quả cao nhất cho quá trình niềng răng. Cho nên, bạn cần:

  • Tuân thủ đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh thun nhằm đảm bảo duy trì đúng áp lực cần thiết.
  • Chải và làm sạch dây thun để ngăn chặn tình trạng sâu răng và viêm nướu.
  • Tránh ăn đồ ngọt quá nhiều để phòng ngừa sâu răng và làm giảm đi độ đàn hồi của dây thun.
  • Nếu bác sĩ yêu cầu thực hiện các động tác hoặc bài tập với dây thun niềng thì bạn nên thực hiện đúng để giúp tăng cường hiệu quả cho quá trình niềng răng.
  • Nếu phát hiện dây thun niềng răng bị hỏng hay vấn đề bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Những lưu ý khi đeo thun niềng răng

Để tăng hiệu quả chỉnh nha nhanh chóng, việc đeo dây thun khi niềng răng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh há miệng to, điều này khiến cho dây chun bị kéo căng làm mất đi độ đàn hồi, hiệu quả mang lại sẽ không cao.
  • Thay dây thun theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thời gian thay dây thun không quá 12 tiếng một lần, khoảng 2 đến 3 lần/ngày.
  • Khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng bạn cần tháo thun chỉnh nha để tránh vướng víu.
  • Cần vệ sinh khoang miệng, tay trước và sau khi thay dây chun.
  • Để tránh gây hại cho chân răng, bạn không nên đeo trên 2 thun cùng một lúc.
  • Trong thời gian đeo thun niềng răng, bạn nên ăn thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt.
  • Cần hạn chế thực phẩm quá dai, quá cứng hoặc để lại mảnh vụn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tuân thủ lịch khám nha khoa định kỳ.

Trên đây là những thông tin về dây thun niềng răng mà Nha khoa Quốc tế KAIYEN chia sẻ với bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề nào về răng miệng theo thông tin dưới đây.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *