Người bị tiểu đường thường gặp các bệnh lý răng miệng khiến việc trồng răng gặp khó khăn hơn. Vậy bệnh tiểu đường có trồng răng được không?. Bài viết nãy sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này cho bạn.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến cho đường huyết trong cơ thể tăng. Nguyên nhân gây ra tiểu đường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Thông thường, bệnh tiểu đường sẽ có 2 dạng:
- Tiểu đường type 1: Nguyên nhân gây tiểu đường type 1 là do cơ thể bị thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose.
- Tiểu đường type 2: Nguyên nhân gây tiểu đường type 2 là do cơ thể đề kháng với insulin, không thể chuyển hóa được glucose thành năng lượng.
Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc lở loét, máu lưu thông kém và còn gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, thận,… trên cơ thể người bệnh.
Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không?
Phương pháp trồng răng bằng cấy ghép implant vào xương hàm giúp bạn hồi phục răng đã mất. Đây là giải pháp được đánh giá an toàn và hiệu quả. Chân răng Implant được khoan và cắm trực tiếp vào xương hàm và bạn sẽ có chiếc răng mới bền đẹp, nhưng trong quá trình thực hiện cấy ghép răng, nướu của bạn cần được rạch ra và khoan vào xương, máu có thể chảy nhiều hoặc ít.
Với người bình thường, việc cấy ghép răng không hề gây ra ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không là một thắc mắc của nhiều người, bởi việc máu chảy ra nhiều, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành hơn, Implant có thể bị đào thải, … Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường thường hay gặp các bệnh lý răng miệng khiến cho việc cấy ghép gặp khó khăn hơn.
Vậy, người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không? Câu trả lời là có thể trồng răng được, nhưng để được cấy ghép Implant, thì bạn cần phải đáp ứng một vài yêu cầu sau:
- Khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X quang hoặc CT Conebeam để đánh giá mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần được cấy ghép răng.
- Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá để đánh giá chính xác được tình trạng của bệnh tiểu đường ở thời điểm cấy ghép.
- Nếu bị tiểu đường và tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt, ổn định thì khả năng cho phép cấy ghép răng là trên 90%. Cụ thể, mức đường huyết an toàn đối với đa số người bệnh tiểu đường như sau: Đường huyết lúc đói là 90-130mg/dl; đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl; đường huyết trước khi ngủ là 110mg/dl.
Vì vậy, khi bị bệnh tiểu đường muốn cấy ghép răng thì sau khi xét nghiệm phải đáp ứng được các chỉ tiêu trên thì sẽ có thể được trồng răng và kết quả giống như người bình thường.
Quy trình cấy ghép Implant cho người bị tiểu đường
Để có thể thực hiện trồng răng cho những khách hàng mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ phải rất cẩn thận, chọn lọc từng bước một và phải được thực hiện bởi những chuyên gia có chuyên môn cao trong ngành.
- Bước 1: Thăm khám răng miệng
Khi đến nha khoa, bạnn sẽ được thăm khám răng miệng kỹ càng. Bác sĩ sẽ xác định cấu trúc hàm, mật độ xương, tình trạng răng miệng hiện tại của bbanj bằng cách tiến hành chụp CT hoặc X-quang.
- Bước 2: Xét nghiệm lượng đường huyết
Đây là giai đoạn bắt buộc phải có nếu những người bị tiểu đường muốn thực hiện trồng răng Implant. Đây là bước nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn ở mức tối đa. Ngoài test đường huyết, bạn cũng phải tiến hành kiểm tra các chỉ số về tim mạch, huyết áp, xem xét kỹ về các bệnh nền và thuốc tê,…
Nếu mọi kết quả đều ổn định nằm trong sự cho phép, kết quả người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không có thể lên tới 90%.
- Bước 3: Xây dựng phác đồ điều trị nhanh, thích hợp và ít biến chứng
Sau khi biết được kết quả, bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị sao cho đạt với các yêu cầu đề ra. Phác đồ này sẽ khác nhau đối với mỗi khách hàng vì mỗi người sẽ có cấu trúc xương và răng khác nhau.
- Bước 4: Cắm trụ Implant
Khi trồng răng, bạn sẽ được đưa vào phòng vô trùng và tiến hành cấy trụ Implant. Đây là giai đoạn khó khăn khi thực hiện cấy ghép Implant.
Bác sĩ sẽ gây mê và rạch nướu, tiến hành thêm một vài thủ thuật chuyên ngành rồi mới từ từ đưa trụ vào chân răng. Sau khi cắm trụ implant xong, đảm bảo trụ được cố định chắc chắn, bác sĩ sẽ khâu vết thương và chờ cho vết thương lành thương hẳn.
- Bước 5: Gắn mão răng sứ
Sau khoảng 2 đến 6 tháng, khi trụ đã hoàn toàn tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ chuyển đến công đoạn lấy dấu hàm. Khi mão răng sứ được chế tác xong thì sẽ tiến hàng ghép mão răng sứ lên trụ Implant là hoàn thành.
Lưu ý sau khi trồng răng cho bệnh nhân tiểu đường
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
- Trụ Implant sau khi cấy ghép vào xương hàm vẫn còn yếu, nên hạn chế ăn đồ ăn khô cứng, gây áp lực lớn làm cho trụ dễ gãy, lung lay.
- Cần phải chăm sóc vệ sinh thường xuyên đúng cách, để tuổi thọ của răng được lâu dài.
- Trong trường hợp răng có biến chứng hay sự cố ngoài ý muốn cần đến Nha khoa ngay lập tức để bác sĩ có thể điều trị kịp thời.
- Tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
Địa chỉ cấy ghép Implant uy tín tại Tp Hồ Chí Minh
Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN là địa chỉ nha khoa hoạt động chuyên sâu về cấy ghép Implant tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến thời điểm hiện tại, Nha khoa KAIYEN luôn là điểm đến của rất nhiều khách hàng, các sao Việt, hoa hậu, người nổi tiếng trong và ngoài nước. Sở dĩ, KAIYEN được nhiều người đặt niềm tin như vậy chính là nhờ có đội ngũ y bác sĩ chuyên ngành có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm và đều được đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế.
Ngoài đội ngũ y bác sĩ, đội ngũ chuyên viên tư vấn cũng vô cùng ân cần và chu đáo. Khi đến đây, bạn không còn phải lo lắng bởi vì mọi khách hàng đều được chăm sóc nhiệt tình.
Nha khoa quốc tế KAIYEN luôn sử dụng những máy móc, nguyên vật liệu nha khoa đến từ Châu Âu. Các loại máy móc, khí cụ hiện đại là điều tất yếu giúp những ca trồng răng Implant cho người tiểu đường được tiến hành suôn sẻ hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về câu hỏi bệnh tiểu đường có trồng răng được không. Hãy nhanh tay liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được tư vấn kỹ càng hơn nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh