Tật đẩy lưỡi: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Tật đẩy lưỡi là thói quen xấu khiến nhiều người thường mắc phải từ khi còn nhỏ. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, khớp cắn, khả năng ăn nhai về sau. Để hiểu rõ hơn về thói quen này, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN đọc tiếp bài viết dưới đây.

Tật đẩy lưỡi là gì?

Tật đẩy lưỡi là việc lưỡi đặt sai tư thế khi đang ở trạng thái nghỉ và nuốt. Khi này, lưỡi đặt giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới hoặc một bên, đẩy vào gót răng cửa hàm trên tạo lực tác động lên răng. Áp lực liên tục của lưỡi lên răng tạo sự mất cân xứng giữa răng và cung hàm, tuy nhiên việc đẩy lưỡi được thực hiện trong vô thức nên rất khó để có thể sửa được.

tật đẩy lưỡi

Ở trẻ khi mới sinh lưỡi thường đưa ra phía trước giữa 2 nướu và môi để trẻ dễ nuốt thức ăn, trong khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm đầu. Sau giai đoạn này, sẽ dần được thay thế bằng cách nuốt của người trưởng thành, răng sữa mới mọc đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn tiếp tục việc nuốt bằng lưỡi đến năm thứ tư thì đây được xem là rối loạn chức năng vùng mặt – miệng.

Tật đẩy lưỡi xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ở người trường thành.

Nguyên nhân nào gây tật đẩy lưỡi?

Nhìn chung, nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi có thể chia thành hai nhóm: Đẩy lưỡi tiên phát và đẩy lưỡi thứ phát.

Đẩy lưỡi tiên phát

Đẩy lưỡi tiên phát là do rối loạn thần kinh cơ, đặc trưng ở tình trạng trẻ không thay đổi thói quen nuốt từ khi sinh ra. Khi yêu cầu di chuyển đầu lưỡi chạm lên vòm miệng, bệnh nhân sẽ không thể hoặc thực hiện rất khó khăn khi nâng lưỡi lên.

Đẩy lưỡi thứ phát

Liên quan đến răng hàm mọc lệch lạc và bệnh về tai mũi họng hoặc khoang miệng, cụ thể như:

  • Hậu quả của việc mút ngón tay, ngậm núm vú giả, bú bình.
  • Mất răng sữa sớm khiến lưỡi có xu hướng bít kín khoảng trống còn lại.
  • Dị ứng hoặc viêm nhiễm gây tắc nghẽn đường mũi, thở bằng miệng do lưỡi bị đặt ở tư thế thấp trong miệng.
  • Lưỡi to bất thường.
  • Viêm vòm họng, sưng amidan và đau họng dẫn đến khó nuốt.
  • Yếu tố di truyền.
  • Chấn thương tâm lý, căng thẳng.
  • Phanh lưỡi ngắn.

Tật đẩy lưỡi có nguy hiểm không?

Tình trạng đẩy lưỡi nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn như:

Khớp cắn hở

Thói quen đẩy lưỡi vô thức trong lúc thay răng khiến khung hàm trên và dưới của trẻ nhỏ không thể khớp với nhau, gây ra tình trạng khớp cắn hở. Đây là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên – hàm dưới không thể cắn khít nhau, môi không khép chặt và có thể nhìn thấy lưỡi, ngay cả khi hàm đã đóng hoàn toàn hoặc ở trong trạng thái nghỉ. Người mắc tình trạng răng khớp cắn hở thường có gương mặt bị mất cân đối, ăn nhai khó khăn, phát âm không chuẩn và nhiều nguy cơ bị rối loạn khớp thái dương hàm.

Ngoài ra, tùy vào hình thức đẩy lưỡi mà người mắc sẽ gặp các vấn đề khác như:

  • Đẩy lưỡi phía trước: Răng cửa trên nhô ra phía trước, răng cửa dưới bị ngả vào trong.
  • Đẩy lưỡi 1 hoặc cả 2 bên: Khớp cắn phía trước đóng, các răng phía sau bị cắn hở 1 hoặc cả 2 bên. Trong đó, đẩy lưỡi 2 bên rất khó khắc phục nếu điều trị bị chậm trễ.

Tật đẩy lưỡi khiến răng hô, móm

Khi tật đẩy lưỡi này kéo dài, áp lực không đều từ lưỡi tác động liên tục lên răng sẽ gây ra biến dạng đáng kể về khớp cắn. Đối với hàm trên, lực đẩy thường xuyên của lưỡi vào mặt trong răng tạo ra áp lực hướng ra ngoài, dần dần đẩy toàn bộ cung răng trên về phía trước. Hiện tượng này làm cho răng cửa trên nghiêng ra ngoài quá mức, tạo nên răng hô.

Ngược lại, ở một số trường hợp khác, tật đẩy lưỡi gây ra hiệu ứng ngược lại với hàm dưới: lưỡi tạo áp lực khiến cho răng cửa dưới nghiêng vào trong, dẫn đến tình trạng móm răng. Sự mất cân bằng này không chỉ ảnh hưởng đến vị trí răng đơn lẻ mà còn làm thay đổi cấu trúc xương hàm theo thời gian.

Các biến dạng răng do tật đẩy lưỡi gây ra không chỉ tạo nên vấn đề nghiêm trọng về thẩm mỹ khuôn mặt như khuôn mặt mất cân đối, môi khó khép kín, gây trở ngại cho chức năng nhai, cắn và xé thức ăn. Bạn thường gặp khó khăn khi ăn thức ăn cứng, dễ mỏi cơ hàm sau khi ăn và có thể dẫn đến tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm nếu không được điều trị kịp thời.

Răng thưa

Răng thưa là tình trạng răng trên cung hàm mọc không đủ, không khít nhau, xảy ra do thói quen đẩy lưỡi thời gian dài khiến cho mầm răng bị lệch. Người bị thưa răng phải đối diện với nguy cơ bị sai lệch khớp cắn và khung xương hàm bị biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt lẫn khả năng ăn uống.

Răng thưa là gì?

Đẩy lưỡi khi niềng răng

Khi niềng răng, việc đặt lưỡi đúng vị trí là rất quan trọng để đạt được hiệu quả tốt và tránh các vấn đề như răng bị xô lệch, hô, hoặc thưa. Tật đẩy lưỡi có thể gây ra các vấn đề này. Vì vậy, việc luyện tập đặt lưỡi đúng cách, đặc biệt là khi niềng răng, là cần thiết.

Ảnh hưởng đến phát âm

Để phát âm bất kỳ âm thanh nào đều cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa lưỡi và răng. Nhưng ở người mắc tật đẩy lưỡi, do không kiểm soát được vị trí đặt lưỡi nên thường phát âm khó khăn, không chuẩn xác.

Đẩy lưỡi là một thói quen xấu thường gặp ở trẻ em, khó nhận biết bằng mắt thường; đồng thời các ảnh hưởng nghiêm trọng kể trên không thể thấy ngay từ ban đầu nhưng về lâu dài để lại hậu quả không ngờ. Vì vậy, phụ huynh cần đưa con khám răng miệng định kỳ và tìm cách sửa thói quen từ sớm.

Cách khắc phục tật đẩy lưỡi

Từ khi được khoảng 8 tuổi, cha mẹ nên chú ý giúp con mình lưỡi đặt đúng vị trí và kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc dưới đây để loại bỏ thói quen đẩy lưỡi hiệu quả:

Sử dụng khí cụ trong miệng

Khí cụ là thiết bị hỗ trợ điều chỉnh vị trí lưỡi do bác sĩ chỉ định. Những khí cụ này thường dùng là hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi dạng viên bi (có tác dụng hình thành phản xạ nâng lưỡi lên vòm miệng để cho đầu lưỡi chạm vào viên bi), thanh khẩu cái (hỗ trợ tập nâng lưỡi)…

Thực hiện các bài tập thói quen đặt lưỡi đúng

Nếu bị đẩy lưỡi ở tư thế nghỉ, phụ huynh hãy hướng dẫn con bài tập tậc lưỡi bằng cách đặt đầu lưỡi lên vòm họng, bật thành tiếng “tặc tặc” liên tục. Cha mẹ cũng cần cân nhắc thêm việc biến đổi bài tập đó thành việc cùng con luyện phát âm các chữ cần dùng đến lưỡi như D, T, K, L… hoặc tập những bài hát phát âm âm tiết theo hướng dẫn của bác sĩ.

Niềng răng

Trường hợp tật đẩy lưỡi đã nghiêm trọng, gây ra sai lệch khớp cắn, ngoài tập luyện bài tập lưỡi kèm theo các khí cụ kể trên, bác sĩ có thể thực hiện niềng răng để can thiệp, điều chỉnh lại khớp cắn. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài hoặc khay trong suốt để tác động lực giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí phù hợp, giúp hàm răng thẳng đều, khớp cắn chuẩn sinh lý.

Dù lựa chọn cách chữa tật đẩy lưỡi nào, điều quan trọng vẫn là cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Rất nhiều trường hợp bị tật đẩy lưỡi điều trị tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN đã giúp trẻ lấy lại nụ cười với hàm răng ngay ngắn, khớp cắn chuẩn. Nhờ có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, với hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị bằng mắc cài và Invisalign. Giúp lập kế hoạch điều trị chuẩn xác và chỉ định khí cụ chỉnh nha phù hợp cho từng trường hợp, đảm bảo mang lại kết quả toàn diện và ổn định lâu dài.

Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN còn trang bị nhiều thiết bị tân tiến nhập khẩu từ châu Âu như công nghệ scan răng 3D, máy chụp phim Sirona, hệ thống phòng khám chỉnh nha hiện đại,… giúp cho quá trình niềng răng thuận lợi và chuẩn xác hơn. 

Trên đây là tất cả thông tin hữu ích về tật đẩy lưỡi. Tốt hơn hết, khi trẻ lên 3 tuổi, phụ huynh nên đưa con đi thăm khám tại nha khoa và duy trì định kỳ 6 tháng/lần. Điều này nhằm phát hiện sớm thói quen xấu của con, cùng sai lệch ở răng – xương hàm để điều chỉnh kịp thời, tránh bỏ lỡ thời điểm “vàng”.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *