Có nhiều trường hợp sau khi tháo niềng răng xong đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng. Để xử lý vấn đề này bạn hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng
Hàm duy trì không tương thích với hàm tự nhiên
Bản chất của niềng răng là việc sử dụng khay niềng thích hợp với khuôn hàm tự nhiên của bạn cùng với hệ thống các mắc cài để siết vị trí răng, điều chỉnh lại răng mọc sai lệch, không thẳng hàng. Từ việc điều chỉnh lại hàm răng cân đối, đường nét gương mặt cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Sau khi tháo niềng răng, bạn cần phải đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, lệch vị trí trong thời gian răng ổn định. Việc này đóng vai trò quan trọng bởi việc niềng siết răng lâu ngày có thể gây răng dễ xô lệch nếu không được cố định lại sau đó bằng hàm duy trì.
Tuy nhiên nhiều trường hợp do đeo hàm duy trì không tương thích với hàm dẫn đến lỏng lẻo và răng “chạy” về lại vị trí cũ, đây là tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thường gặp. Trường hợp ngược lại, hàm duy trì quá chật cũng sẽ khiến cho răng không được ổn định, dễ dẫn đến tổn thương mô nướu, sưng viêm nướu, viêm lợi,…
Đeo hàm duy trì sai cách
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là cách đeo chưa đúng. Đeo sai cách có thể khiến răng bị “chạy” rất nhanh sau khi đã tháo niềng.
Hàm duy trì hiện nay có 2 loại cố định và tháo lắp. Đối với loại cố định thì không có nhiều vấn đề nhưng nếu bạn dùng loại hàm duy trì tháo lắp nhưng thực hiện không đúng thao tác sẽ khiến cho răng có cơ hội “chạy” về lại vị trí cũ, làm mất thẩm mỹ cho hàm răng và cần một thời gian dài để điều chỉnh lại.
Để giúp cho răng có thể ổn định vị trí sau khi tháo niềng, bạn cần đeo hàm duy trì từ 20 đến 22 giờ/ngày liên tục trong 5 đến 6 tháng đầu, sau đó giảm dần xuống 7 đến 9 giờ/ngày để răng ổn định. Khi tháo niềng, bác sĩ cũng hướng dẫn rất kĩ cách đeo và tháo hàm duy trì tháo lắp, bạn cần phải tuân thủ quy trình này và luôn đeo hàm duy trì đúng thời lượng được khuyến cáo.
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thì phải làm sao?
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là mối lo lắng của nhiều người. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khắc phục kịp thời. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng như:
Thiết kế và làm lại hàm duy trì mới
Trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do hàm duy trì quá lỏng hoặc quá chật thì bác sĩ sẽ tiến hành thiết kế lại để hàm mới vừa khít với cung hàm của bạn. Tuy nhiên, bạn phải chi trả thêm một khoản phí và thời gian chờ đợi. Nhưng trong trường hợp này, thiết kế và làm lại hàm duy trì mới là việc vô cùng cần thiết. Vì sẽ giúp đảm bảo được hiệu quả niềng răng tối đa và hạn chế được biến chứng khác.
Để tránh không phải gặp phải trường hợp “tiền mất tật mang”, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại, hàm duy trì mới sẽ được thiết kế vừa khít với khuôn răng của mỗi khách hàng.
Sử dụng hàm duy trì đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
Nếu đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do bạn dùng sai cách thì không nên quá lo lắng. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để khắc phục là tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều tiên quyết để đảm bảo răng không bị xô lệch sau khi tháo niềng là bạn cần phải đeo hàm duy trì đúng như thời gian quy định. Tuyệt đối không được chủ quan, tự ý ngưng sử dụng khí cụ sớm hơn so với yêu cầu của bác sĩ. Đây cũng chính là lý do khiến cho răng bạn mọc sai lệch nghiêm trọng sau khi niềng.
Đối với hàm duy trì tháo lắp, bạn cần chú ý việc bảo quản khí cụ trong hộp chuyên dụng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng rơi vỡ, khiến hàm bị lệch ảnh hưởng đến hiệu quả ổn định răng.
Chỉnh nha lại nếu cần
Chỉnh nha lại là phương pháp được áp dụng trong trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng quá nhiều, thậm chí có thể dẫn đến sai lệch khớp cắn. Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng thêm một lần nữa để giúp răng về vị trí thẳng hàng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện sẽ được rút ngắn hơn so với lúc mới chỉnh nha. Chỉ mất từ 3 đến 6 tháng. Sau đó, bạn cần phải tiếp tục đeo hàm duy trì để ổn định răng.
Lưu ý khi đeo hàm duy trì để không bị chạy răng
Bạn mới tháo niềng và sợ bị chạy răng trong quá trình đeo hàm duy trì? Vậy hãy đọc những lưu ý dưới đây để hạn chế trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.
- Đeo hàm duy trì đúng thời gian chỉ định của bác sĩ, không nên đeo nhiều hơn hoặc ít hơn có thể sẽ khiến việc cố định răng bị ảnh hưởng.
- Khi ăn nên tháo hàm duy trì ra để tránh làm cong, méo hoặc giãn hàm duy trì ảnh hưởng đến việc cố định răng sau đó.
- Răng khi chưa hoàn toàn được ổn định sau khi tháo niềng nên bạn cần tránh ăn các thực phẩm quá thô, cứng hoặc dai. Nên ăn những món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
- Thường xuyên vệ sinh, làm sạch hàm duy trì để tránh vi khuẩn tích tụ, thức ăn thừa dẫn đến sâu răng, mảng bám trên răng, làm răng ố vàng, hôi miệng,…
- Bạn nên thường xuyên tái khám theo lịch của bác sĩ để kịp thời phát hiện các bất thường ở răng, từ đó điều chỉnh kịp thời.
Hiện tượng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng không hiếm và có thể được khắc phục nhưng khá tốn thời gian và chi phí. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng hàm duy trì để ổn định răng, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế việc chạy răng sau khi đã tháo niềng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh