Niềng răng mắc cài vẫn đang là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Răng sẽ dịch chuyển về vị trí mong muốn dưới tác động kéo từ mắc cài và dây cung. Tuy nhiên quá trình này diễn ra chậm và thường kèm theo cảm giác tê buốt. Do đó nhiều người lo lắng răng sẽ yếu đi sau khi niềng hoàn tất. Cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn có hiểu đúng về niềng răng mắc cài.
Niềng răng là phương pháp sử dụng bộ khí cụ nha khoa chuyên dụng bao gồm mắc cài, dây cung nhằm thực hiện lực kéo đồng bộ, dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Phương pháp này đảm bảo phục hình thẩm mỹ toàn diện cho bệnh nhân có nhược điểm về răng miệng, cho mọi ca lệch răng khó, đa dạng độ tuổi và đang dần trở thành xu hướng thẩm mỹ nụ cười.
Niềng răng chỉnh nha sở hữu ưu điểm có thể kể đến như:
- Tái cấu trúc răng mọc lệch, cho bạn một nụ cười tự tin.
- Cải thiện chức năng nhai thông qua việc điều chỉnh khớp cắn.
- Ngăn ngừa bệnh răng miệng, tránh tác động xấu đến cung hàm và khớp thái dương.
Tuy là phương pháp thẩm mỹ răng mang lại nhiều lợi ích nhưng quá trình niềng răng vẫn tồn tại nhiều vấn đề khiến nhiều người đắn đo trước khi quyết định cho mình một liệu trình niềng. Trong đó, hầu hết tin vào một quan điểm cho rằng niềng răng làm răng yếu đi. Có thật hay không và cơ sở chứng mình quan điểm trên là gì?

Có thật răng sẽ yếu đi sau khi niềng?
Câu trả lời là không. Niềng răng không làm răng yếu đi. Lực kéo của bộ niềng tác động lên răng sau mỗi siết làm răng buốt nhẹ. Điều đó khiến người dùng có cảm giác răng bị lung lay, từ đó lầm tưởng rằng răng đang bị yếu đi. Hơn nữa trong những trường hợp lệch răng đặc biệt, bệnh nhân còn được yêu cầu nhổ răng, dấy lên nhiều lo ngại về niềng răng.
Trên thực tế, phương pháp niềng không gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng, thay đổi hình dạng và không xâm lấn men răng. Trừ trường hợp bạn được thực hiện bởi tay nghề bác sĩ không cao, vật liệu không đạt chuẩn, kỹ thuật chưa tốt thì răng sẽ có nguy bị yếu đi.
Do đó, để có thể đưa ra câu trả lời chính xác thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện nha khoa mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, để kết quả niềng răng đạt hiệu quả cao thì những kỹ năng thực tế của bác sĩ khi điều chỉnh lực kéo là cũng là một trong những yếu tố quyết định. Việc thực hiện đúng quy trình kết hợp người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ dẫn giúp cho răng không những trở nên đều đặn hơn mà còn chắc khỏe hơn.
Khi răng dịch chuyển và dần ổn định thì xương quanh răng sẽ được tái cấu trúc lại, do đó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.
Những nguyên nhân khiến răng bị yếu đi khi niềng
Như đã đề cập bên trên, chúng ta hiểu, niềng răng là quá trình bác sĩ sẽ dựa theo phác đồ mà thực hiện tác động một lực có tính toán để dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn. Có 2 nguyên nhân chính khiến răng chung ta yếu đi sau khi niềng:

1. Nguyên nhân đến từ kỹ thuật nha khoa
- Tính sai lực tác động: Lực kéo quá mạnh sẽ làm cho răng bị lung lay, gãy rụng. Mặt khác tác động lực quá yếu thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài, khiến cho răng dịch chuyển không đúng.
- Vị trí mắc cài không chuẩn: dây thun không thể căng tạo ra đủ lực kéo khiến răng di chuyển. Ở vị trí lệch lạc cùng với tác động của lực kéo chưa phù hợp dần làm cho răng bị yếu đi.
- Vội tăng lực kéo và đổi dây thun sớm khi răng mới dịch chuyển mà chưa ổn định, việc làm này có thể gây tổn thương đến xương và cơ hàm.
- Bác sĩ không kiểm soát và tiến hành điều trị các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, nha chu cho bệnh nhân trước khi thực hiện niềng răng. Lúc này, chân răng yếu đi không thể làm cơ sở vững chắc cho quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả.
2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Niềng răng là một quá trình dài cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và khách hàng.
- Khách hàng chủ quan không chăm sóc răng miệng đúng cách. Niềng răng kéo dài từ 1-3 năm, là một khoảng thời gian dài để các bệnh lý xuất hiện khi mà răng không được bảo vệ.
- Không tái khám đúng kỳ, bỏ qua lời khuyên của bác sĩ: Lực kéo cần thay đổi dựa trên phác đồ nhằm đạt kết quả tốt nhất. Mặt khác, trong những trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ có những lời khuyên mức độ cá nhân để đảm bảo răng chắc khỏe khỏe sau khi niềng. Do đó, khách hàng cần thực hiện và lắng nghe lời nhắc của bác sĩ.
- Tự ý tháo niềng không có tham vấn: Tự tháo niềng không đúng quy cách có thể khiến răng soi mòn, tổn hại men răng, một trong những nguyên nhân khiến răng yếu đi. Tham vấn bác sĩ trong bất kỳ trường hợp có nhu cầu tháo niềng để răng luôn chắc khỏe.

Cách xử lý răng bị yếu đi sau khi niềng
Mặc dù tỷ lệ trường hợp niềng răng có làm răng yếu đi là rất thấp nhưng mọi xác suất vẫn có thể xảy ra. Bạn nên làm gì ngay khi cảm thấy răng dần yếu đi khi niềng?
1. Liên hệ bác sĩ nha khoa sớm nhất có thể
Tham vấn sớm với bác sĩ chỉnh nha của mình bởi bác sĩ là người trực tiếp điều trị, sẽ nắm rõ được tình trạng cũng như tiến trình cá nhân bạn. Ngoài ra, để xác định chính xác nguyên nhân răng yếu đi thì cần phải chụp phim và kiểm tra cụ thể mới có thể tìm ra nguồn gốc từ chân gốc răng.
Với mỗi nguyên ngân sẽ có phương án giải quyết khác Răng yếu đi do các bệnh về nướu, bạn cần thực hiện vài thủ thuật điều trị tại nha khoa hoặc kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng tại nhà. Trường hợp răng yếu do mật độ xương kém, chân răng ngắn thì bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép thêm xương răng.

2. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Khi thực hiện chỉnh nha,xương hàm xung quanh sẽ được tái tạo lại nên xuất hiện tình trạng chân răng dịch chuyển. Tuy nhiên, về lâu dài, nó không phải lý do khiến răng yếu đi khi niềng. Vì vậy, tốt nhất trong những ngày đầu sau khi siết răng, bạn nên thận trọng trong việc ăn uống.
Để không làm cho răng yếu đi, bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm có thể tạo nhiều áp lực lên răng như các món quá dai, cứng, giòn,tinh bột,… Thay vào đó, bạn nên lựa chọn đồ ăn mềm, thực phẩm được cắt nhỏ giúp răng dễ nghiền và tiêu hóa.
3. Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Đây là điều quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình chỉnh nha, duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ để bảo vệ răng khỏi các nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh