Hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hôi miệng là vấn đề phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn, gây cho bạn mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy nguyên nhân nào gây ra hôi miệng phổ biến và cách để khắc phục hiệu quả?

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, thường xuất phát từ bên trong khoang miệng. Vấn đề này khiến cho cuộc sống của bạn ảnh hưởng nghiêm trọng nên cần phải tìm nguyên do và cách điều trị càng sớm càng tốt. 

Hôi miệng
Hôi miệng

Chứng hôi miệng bao gồm 3 loại cơ bản sau:

  • Bệnh hôi miệng sinh lý: Nếu hơi thở có mùi khó chịu nhiều vào buổi sáng. Đây là kết quả của việc vi khuẩn liên tục hoạt động trong khoang miệng nhằm tiêu hóa các mảnh thức ăn còn sót lại hoặc các tế bào biểu mô bị bong tróc.
  • Chứng hôi miệng bệnh lý: Hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một bệnh lý nào đó, liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp…
  • Bệnh hôi miệng giả: Bạn tự cảm thấy hơi thở có mùi nhưng không xác định được triệu chứng.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng phổ biến

Do thức ăn

  • Mảng bám thức ăn ở kẽ răng, chân răng lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tiết ra các hợp chất có mùi khó chịu.
  • Khi ăn các loại thực phẩm có mùi như sầu riêng, các loại mắm,… hay gia vị như hành, tỏi, cũng khiến hơi thở nặng mùi.
  • Việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê; hút thuốc lá, xì gà trong thời gian dài cũng khiến cho miệng có mùi khó chịu.

Hôi miệng do bệnh lý răng miệng

  • Khi lưỡi bị viêm, các vết nứt ở lưỡi sẽ tạo ra môi trường ít oxy, hạn chế hoạt động của tuyến nước bọt. Môi trường trong khoang miệng ít nước bọt sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn phát triển.
  • Bệnh nha chu và nướu cũng gây ra hôi miệng
  • Người mắc phải hội chứng Sjogren (bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến lệ, tuyến nước bọt), khiến cho lượng nước bọt trong miệng giảm đi. Axit trong khoang miệng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây ra hôi miệng.
  • Tình trạng giảm nước bọt ở người cao tuổi, sử dụng thuốc trị bệnh, hóa trị, xạ trị cũng gây ra hôi miệng.
  • Viêm lợi vì làm răng sứ sai quy cách cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng.
Nguyên nhân gây hôi miệng

Do bệnh lý

Bên cạnh các bệnh lý về răng miệng thì mùi hôi cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như: 

  • Viêm họng, viêm amidan hoặc ung thư vòm họng.
  • Các bệnh lý về mũi – xoang như: viêm mũi xoang, viêm xoang do răng làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
  • Hôi miệng là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Bệnh tiểu đường, bệnh về gan, thận… cũng có nguy cơ gây hôi miệng do sự phân huỷ mỡ trong cơ thể.
  • Sử dụng thuốc đặt trị: amphetamine, disulfiram, dimethyl sulphoxide,… Là các loại thuốc có thể gây ra tình trạng hôi miệng.

Làm thế nào để xác định mình đã mắc chứng hôi miệng?

Dưới đây là 2 cách giúp bạn xác định được mình có hôi miệng hay không:

  • Tự kiểm tra: bạn úp lòng bàn tay lại sau đó thở ra rồi hửi mùi trong lòng bàn tay có mùi khó chịu hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngửi mùi trên chỉ nha khoa để xác định xem hơi thở của mình có mùi hay không. Một cách kiểm tra khác là nhờ người xung quanh xác định khi bạn tiếp xúc gần họ.
  • Sử dụng thiết bị y tế: tự kiểm tra sẽ không chính xác do phụ thuộc vào cách cảm mùi của mỗi người khác nhau. Tại các cơ sở chuyên khoa sẽ có máy halimeter giúp kiểm tra mùi của hơi thở. Phương pháp này có thể xác định chính xác được tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, từ đó xác định được biện pháp xử lý phù hợp.

Cách điều trị hôi miệng theo nguyên nhân

Cách trị hôi miệng do cao răng

Nếu do vôi răng, mảng bám hay các bệnh lý về nha khoa thì bạn cần thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng nhằm ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn. Điều trị bệnh lý liên quan nha khoa gây ra hôi miệng như: viêm nha chu, viêm lợi do bọc răng sứ sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch làm nhét thức ăn, sâu răng…

Cạo Vôi Răng
Cạo Vôi Răng

Điều trị hôi miệng do bệnh lý

Nếu do các bệnh lý toàn thân như mũi xoang, trào ngược dạ dày thì phải đến các bệnh viện điều trị dứt điểm các bệnh lý này. Đồng thời kết hợp vệ sinh và chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp giảm mùi hôi miệng nhanh chóng. 

Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp sử dụng kẹo cao su không đường hoặc các loại nước súc miệng nhằm giảm mùi hôi. Đối với người bệnh tiểu đường cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ được khi sử dụng.

Một số cách điều trị khác

  • Nhai kẹo cao su.
  • Uống nhiều nước, giảm uống rượu, bia và cà phê cũng như các thực phẩm nặng mùi (như tỏi, hành…).
  • Áp dụng các mẹo vặt trị hôi miệng như súc miệng bằng nước gừng, nước cốt chanh, mật ong, …
  • Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa,… trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn để giúp làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách như đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thay bàn chải mỗi 2 – 3 tháng/lần…

Lưu ý: Các cách khắc phục hôi miệng thực hiện tại nhà kể trên đây chỉ hỗ trợ giảm mùi khi hơi thở có mùi nhẹ và nguyên nhân không phải xuất phát từ các bệnh lý.

Mẹo ngăn ngừa hôi miệng tái phát

Khi khắc phục xong bệnh hôi miệng, bạn đừng quên lưu lại những bí quyết ngăn ngừa hiệu quả sau:

  • Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng mỗi ngày như đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng kết hợp nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch các cặn thức ăn ở kẽ răng,
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất.
  • Hạn chế dùng đồ ngọt, thức uống có cồn hoặc có ga.

Hy vọng chia sẻ kể trên về tình trạng hôi miệng đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Qua đó, bạn hiểu nguyên nhân và có cách điều trị để nhanh chóng lấy lại nụ cười tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *