Lấy tủy là một phương pháp thường được bác sĩ chỉ định khi điều trị bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp mà lấy tủy 1 lần hoặc 2 lần. Vậy lấy tủy răng lần 2 có đau không? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu vấn đề nhé.
Lấy tủy răng là như thế nào?
Khi mắc phải các bệnh lý về răng miệng, nhất là sâu răng dẫn đến nhiễm trùng tủy, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định lấy tủy răng. Đây là kỹ thuật nha khoa chuyên dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng răng, nhiễm trùng tủy. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh lý đều chữa trị bằng phương pháp lấy tủy răng. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi tủy răng bị viêm nhiễm rồi bắt đầu phân hủy. Răng sau khi được loại bỏ phần tủy bị viêm sẽ được làm sạch và hàn kín lại. Từ đó giúp bạn phục hồi lại khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cũng như ngăn chặn vi khuẩn quay lại tấn công răng.
Nếu tủy răng bị viêm nhiễm nhưng không điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn. Một vài ví dụ như áp xe răng, tiêu xương quanh chân răng hoặc thậm chí là mất răng.
Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau. Nếu răng bị viêm nhiễm nặng thì việc lấy tủy sẽ không thể diễn ra trong 1 lần. Đó là lý do nhiều người thắc mắc vấn đề rằng lấy tủy răng lần 2 có đau không?
Tại sao phải lấy tủy răng lần 2?
Với phương pháp truyền thống, bạn sẽ phải đến cơ sở điều trị từ 2 đến 3 lần thì quá trình lấy tủy mới hoàn tất.
Thông thường lần đầu thực hiện lấy tủy răng, bác sĩ sẽ loại bỏ phần hư hại của răng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, định hình ống chân răng nhằm giúp việc trám bít ống tủy sau đó thuận lợi hơn.
Để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn hoàn toàn, một vài loại thuốc giúp khử trùng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sẽ được đặt vào bên trong răng. Đây cũng chính là lý do bạn cần chờ khoảng 1 tuần để có cuộc hẹn lấy tủy răng lần thứ 2. Ngoài ra, đây cũng là lúc bạn cảm thấy cơn đau gần như khỏi hoàn toàn do đã loại bỏ phần viêm nhiễm ở tủy răng.
Trong cuộc hẹn thực hiện lấy tủy răng lần 2, nếu vi khuẩn chưa được làm sạch hẳn, các cơn đau nhức vẫn có thể vẫn kéo dài thì bắt buộc phải làm sạch tủy răng tiếp tục cho đến khi răng sạch hoàn toàn mới thực hiện quy trình trám răng hoặc bọc răng sứ.
Ngoài ra, bạn có thể lấy tủy răng từ 2 lần trở lên khi:
- Răng không thể xử lý nhanh, vì có nhiều ống tủy dị thường.
- Ống tủy bên trong bị cong, không lấy được hết tủy
- Mức độ viêm tủy răng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng số lần bạn đến nha khoa.
- Cách bảo vệ răng sau khi điều trị hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.
Lấy tuỷ răng lần 2 có đau không?
Đây là nỗi băn khoăn của những người được bác sĩ chỉ định lấy tuỷ răng lần thứ 2. Theo đó, đa phần việc lấy tuỷ lần 2 sẽ không gây ra đau đớn nếu tuỷ răng được điều trị đúng cách và triệt để ở lần đầu tiên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xuất hiện tình trạng đau nhức do tình trạng viêm nhiễm vẫn chưa được xử lý hết, tuỷ chưa được loại bỏ hoàn toàn và vi khuẩn còn sót lại bên trong.
Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi trước khi tiến hành lấy tuỷ, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để bạn cảm thấy thoải mái. Khi thuốc tê đã ngấm, bạn gần như không còn cảm giác đau đớn gì.
Một số lưu ý sau khi lấy tuỷ răng
Để đảm bảo quá trình điều trị tuỷ răng đạt hiệu quả cao và bạn không phải kéo dài thời gian chữa trị, bạn cần tuân thủ một số lưu ý.
- Đầu tiên, sau khi điều trị tuỷ răng, bạn không nên ăn ngay lập tức, đặc biệt là các thực phẩm dai. Bởi có thể gây áp lực lên răng, khiến quá trình điều trị bị thất bại. Bạn có thể ăn sau vài giờ để đảm bảo cho răng đã được ổn định.
- Thứ hai, nên sử dụng các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, soup, sữa,… để giảm bớt đi áp lực lên răng. Ngoài ra, có thể ăn thêm các thực phẩm ít bột, ít đường để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như giảm độ nhạy cảm cho răng.
- Thứ ba, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên sau khi lấy tuỷ răng. Bạn nên súc miệng bằng nước muối sau khi ăn; đánh răng bằng bàn chải kẽ, lông mềm; tránh dùng quá nhiều lực khi đánh răng; sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng đảm bảo răng luôn sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Thứ tư, hình thành thói quen khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và phát hiện các bất thường của răng để kịp thời xử lý. Cuối cùng, sau khi lấy tuỷ rằng đều có thể đau nhức, ê buốt trong vài ngày đầu. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa chứa ibuprofen hoặc naproxen để kiểm soát các cơn đau nhức.
Nhờ sự phát triển của Y học hiện đại, việc điều trị tuỷ có tỷ lệ thành công lên tới 95%. Đặc biệt, nếu chăm sóc răng đúng cách và bảo vệ răng tốt thì răng sau khi lấy tuỷ có thể tồn tại từ 10 đến 15 năm. Ngược lại, trường hợp bạn không tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ có thể khiến răng bị gãy, vỡ trong một thời gian ngắn.
Trên đây Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN đã giải đáp câu hỏi “Lấy tuỷ răng lần 2 có đau không?” cũng như cung cấp thêm thông tin cần thiết về cách chăm sóc răng miệng sau khi hút tuỷ răng. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh