Dấu hiệu mọc răng khôn, khi nào nên nhổ răng khôn

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi vì những cảm giác khó chịu mà răng khôn gây ra. Vậy dấu hiệu cho thấy mọc răng khôn, khi nào nên nhổ răng khôn. Trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ về vấn đề mọc răng khôn.

Thế nào là răng khôn?

Răng khôn là tên gọi chung dành của những chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, hay còn được gọi là răng số 8. Răng khôn không mọc ở trẻ nhỏ hay khi ở răng đã thay mà nó xuất hiện cuối cùng, thường sẽ mọc ở những người từ 18 tuổi trở lên.

Răng khôn

Nhìn từ bên ngoài răng khôn có hình dáng tương tự như với các răng hàm lớn. Răng khôn có mặt phẳng, diện tích lớn và hình dáng cũng khá phức tạp.

Do mọc cuối cùng nên đôi khi không đủ chỗ cho chiếc răng này mọc. Điều đó khiến cho răng khôn mọc bất thường như bị lệch, xô lẫn nhau, mọc chen vào răng khác,… gây ra cảm giác đau đớn, sưng.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho nướu răng bị sưng tấy, thức ăn bị đọng lại, gây ra hôi miệng, nướu viêm.

Tuy nhiên không phải ai cũng mọc răng số 8. Điều này cũng không phải là trường hợp hiếm, sở dĩ như vậy là bởi do cấu trúc hàm của con người thay đổi sau nhiều năm do chế độ ăn uống.

Những dấu hiệu khi mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn bạn sẽ thấy được những dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu xảy ra khi mọc răng khôn:

Sưng lợi

Sưng lợi là một trong những dấu hiệu phổ biến và thường gặp khi mọc răng khôn. Lý do khiến lợi bị sưng là do răng khôn mọc có kích thước quá to chen chúc ở phía dưới nướu chưa thể chồi lên được và xuất hiện sưng lợi.

Việc sưng lợi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng nhai, khi đó hai hàm nhai sẽ bị lệch khiến bạn dễ bị cắn vào lưỡi và má.

Sưng má

Lợi bị sưng chỉ là cấp độ bình thường đối với răng khôn mọc thẳng hoặc mọc lệch. Còn đối với răng khôn mọc và đâm thẳng vào răng số 7 hoặc nhiễm trùng có thể khiến cho lợi sưng to hơn bình thường, từ đó mạch máu cũng sưng to và gây ra sưng má.

mọc răng khôn gây áp xe răng khôn

Sốt

Khi đau đớn xuất hiện với cường độ mạnh bạn sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức dữ dội. Thậm chí đau đớn dẫn đến phát sốt hoặc bị nổi hạch ở khu vực cổ.

Xuất hiện mủ

Mọc răng khôn xuất hiện mủ là trường hợp nguy hiểm. Đó là khi răng khôn bị áp xe do mắc kẹt một phần ở phía dưới khiến cho thức ăn bị mắc lại và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra viêm nhiễm.

Khi ấn vào khu vực mọc răng bạn sẽ cảm thấy xuất hiện mủ trắng, có chút máu kèm theo cảm giác đau nhức. Khi đó bạn cần đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Đau đớn

Nhiều người thắc mắc rằng mọc răng khôn có đau không và câu trả lời là có. Khi răng khôn mọc bạn sẽ cảm nhận được các cơn đau xuất hiện ở vùng lợi trong cùng, đi kèm là cảm giác nhức và khó chịu.

Ngoài những dấu hiệu kể trên, khi mọc răng khôn bạn cũng có các biểu hiện khác như hôi miệng, chảy máu, nhức đầu,…

Khó há miệng

Khi răng khôn mọc lên thường xảy ra tình trạng va chạm và ép vào răng số 7 bên cạnh khiến cho bạn cảm thấy khó há miệng và khi cố gắng há miệng sẽ làm cảm giác đau nhức tăng lên.

Có cảm giác biếng ăn

Khi ăn nhai sẽ làm cho bạn có cảm giác đau tăng lên làm ảnh hưởng đến việc ăn uống hằng ngày, mang lại cảm giác ăn không ngon nên khiến bạn biếng ăn hơn.

Răng khôn có tác dụng gì?

Do mọc muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi nướu. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến bạn gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng gì về mặt thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai.

Răng khôn có tác dụng gì

Răng khôn còn là “kẻ thù” của nhiều người bởi mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều. Hầu như thì răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn.

Không những không có ý nghĩa gì đặc biệt mà mọc răng khôn còn gây các biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác.

Răng khôn mọc còn gây các biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bị sưng, đau nhức trong miệng nên không thể ăn nhai thức ăn.

Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không thăm khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh răng, điều tệ hại hơn là dễ làm xô lệch cả hàm răng còn lại.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Lý do cần phải nhổ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở vị trí không thuận lợi hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến khó vệ sinh hơn, tạo môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ bị viêm nướu, sâu răng.

Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ và không được chữa trị kịp thời nên gây ra lây lan và nhiễm trùng sang các khu vực răng xung quanh.

  • Cần phải nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây những biến chứng đau đớn, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng nhưng có khe làm giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, sẽ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa các biến chứng về sau.
  • Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu gây cản trở nhưng không có răng đối diện, khiến cho răng khôn trồi dài đến hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, làm lở loét nướu hàm thì nên phải nhổ bỏ.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với các răng bên cạnh, sẽ gây ra sâu răng và viêm nha chu bên cạnh thì nên chỉ định nhổ răng.
  • Răng khôn khi bị nha chu hoặc sâu răng, bạn cần làm chỉnh hình, trồng răng giả.
  • Răng khôn cũng là nguyên nhân của một vài bệnh toàn thân khác.
Khi nào nên nhổ răng khôn

Không phải bất kỳ trường hợp nào mọc răng khôn cũng cần phải nhổ răng khôn và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn và giữ răng khôn ở các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt mô xương và nướu, không gây các biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bạn cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch.
  • Mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạchrối loạn đông máutiểu đường
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Khi mọc răng khôn và bạn quyết định nhổ đi thì cũng nên quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng khôn. Thông thường sau khi nhổ răng khôn bạn có thể làm việc thường ngày ngay hôm sau. Tuy nhiên để quá trình phục hồi sau nhổ răng nhanh chóng hơn bạn có thể thực hiện các cách như sau:

  • Chườm đá lên khu vực nhổ răng để giảm đau và giảm sưng.
  • Hạn chế khạc nhổ để giúp vết thương không chảy máu.
  • Hạn chế uống soda, rượu bia trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng.
  • Nên uống nhiều nước.
  • Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt để tránh phải mở rộng miệng, ảnh hưởng đến vị trí nhổ răng khôn.

Đa phần mọi người ai cũng đều trải qua quá trình mọc răng khôn. Tuy nhiên, việc nắm bắt được các thông tin cần thiết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp mọc răng khôn. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, hãy đến ngay nha khoa để gặp bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *