Nâng xoang ghép xương trong cấy ghép Implant

Người mất răng lâu năm thường bị tiêu xương hàm và xoang hàm bị thoái hóa. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang ghép xương khi cấy ghép implant. Từ đó sẽ giúp cho kết quả phục hình được tối ưu, tăng khả năng tương thích giữa trụ implant và xương hàm.

Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp nâng xoang ghép xương, bạn hãy cùng xem chuyên gia của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé.

Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì?

Nâng xoang chỉ gặp khi thực hiện cấy ghép cho vùng răng hàm trên, đặc biệt là các răng số 4,5,6,7. Các vùng khác thì không cần vì khu vực hàm trên gần với cấu trúc giải phẫu là xoang hàm, tuổi càng cao thì xoang hàm càng xuống thấp. Khi xoang hàm mở rộng ra và xuống thấp thì phần xương còn lại sẽ không đủ để cấy implant vững ổn. Khi răng nhổ lâu ngày hoặc nhiễm trùng trước đó, xương hàm cũng sẽ tiêu đi. Việc nâng xoang hàm lên nhằm tăng chiều cao của xương lên phía trên. Nếu không nâng xoang mà cứ cấy implant thì có thể gây thủng xoang hàm, thậm chí làm nhiễm trùng xoang.

Nâng xoang là gì?

Bác sĩ có thể cho bạn xem trên phim X-Quang 3D, khi khoảng cách từ đỉnh sống hàm đến đáy xoang nhỏ hơn 8mm, thì cần phải tiến hành nâng xoang.

Hiện nay có 2 cách nâng xoang đó là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Nâng xoang hở thì sẽ có chi phí đắt đỏ hơn, thực hiện cũng phức tạp hơn.

Nâng xoang hở

Nâng xoang hở là kỹ thuật nâng xoang thông qua cửa sổ mặt bên. Được chỉ định cho trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang gồ ghề, có vách ngăn, viêm xoang,…

Nâng xoang kín

Đây là kỹ thuật nâng xoang thông qua vị trí đặt Implant. Chỉ định cho các tình huống có chiều cao xương còn lại từ 4 đến 8mm. Trường hợp này có đáy xoang hàm thuận lợi, không có các vấn đề viêm xoang, vách xoang hay là dính xoang,…

Ghép xương răng là gì?

Ghép xương khi cấy Implant cũng là một kỹ thuật hỗ trợ khi tiêu xương hàm, thực hiện ghép xương vào hàm trên hoặc hàm dưới để tăng cấu trúc của xương. Vị trí cấy ghép Implant có xương hàm khỏe mạnh, đủ thể tích sẽ giúp cho việc đặt Implant trở nên dễ dàng hơn, tăng tỷ lệ thành công cho ca cấy ghép. 

Ghép xương là gì?

Để tiến hành ghép xương hàm trước khi trồng răng Implant, bác sĩ sẽ chỉ định một trong 2 kỹ thuật sau:

Ghép xương tự thân

Phần xương tự thân được lấy từ chính cơ thể của khách hàng và thực hiện ở những vùng an toàn như góc hàm dưới, vùng cằm,… Kỹ thuật này cho khả năng tương thích gần như là 100%, giúp tái tạo xương hàm nhanh chóng. 

Ghép xương nhân tạo

Vật liệu xương nhân tạo được nghiên cứu và phát triển với 3 loại: Xương đồng chủng, xương dị chủng và xương tổng hợp. Chúng được tạo nên từ các hợp chất gần giống như khung xương. Khi ghép vào xương hàm sẽ tạo thành một khung định hình giúp cho tế bào xương đi vào sinh xương mới và phần xương nhân tạo sẽ dần tiêu đi. 

Nâng xoang mang đến lợi ích gì?

Nâng xoang trước khi thực hiện cấy ghép Implant có thể mang đến một số lợi ích sau đây:

Bảo vệ xương hàm

Nâng xoang sẽ giúp làm tăng kích thước chiều ngang lẫn chiều cao của xương lên phía trên. Từ đó, đảm bảo được trụ Implant khi cấy vào sẽ không làm tổn thương đến xương hàm đồng thời được cố định chắc chắn để chịu được lực khi ăn nhai.

Tránh tình trạng đào thải trụ Implant

Nâng xoang ghép xương giúp cho xương hàm trên có đủ điều kiện về thể tích, mật độ và khối lượng để có thể thực hiện cấy ghép Implant. Khi này, trụ Implant sẽ được tích hợp vào xương hàm một cách ổn định theo thời gian, tránh biến chứng đào thải trụ Implant làm mất thêm thời gian và chi phí để thay trụ mới.

Đối tượng cần tiến hành nâng xoang ghép xương

Trường hợp chỉ định nâng xoang ghép xương

Nâng xoang ghép xương hỗ trợ cho quá trình cấy ghép Implant sau này được diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao. Bác sĩ cần thăm khám, chụp X-Quang để tiên lượng những yêu cầu cần bổ sung xương hàm. Những trường hợp cần phải nâng xoang ghép xương bao gồm:

  • Người bị mất răng lâu năm và có hiện tượng bị tiêu xương hàm.
  • Người có xương hàm không đủ khối lượng dù chưa bị tiêu xương. 
  • Xương hàm trên bị tiêu nhiều, mật độ xương quá mỏng làm cho xương xoang bị tụt xuống quá sâu.
  • Mất răng trong thời gian dài khiến cho xoang hàm tạo áp lực lên xương hàm trên, từ đó làm xương hàm trên bị tiêu biến, mở rộng và không đủ điều kiện để thực hiện trồng răng Implant.
  • Người chưa bị tiêu xương nhưng cấu trúc của xương hàm ban đầu không đủ mật độ, thể tích xương hàm ít hơn so với tiêu chuẩn cần thiết.
Đối tượng nâng xoang ghép xương

Hầu hết những trường hợp mất răng đều được khuyến cáo cấy ghép Implant sớm để ngăn ngừa các biến chứng tiêu xương hàm. Nhưng nếu bị mất răng lâu năm và không trồng lại răng mới thì khi đó sẽ phải tiến hành nâng xoang ghép xương do một phần xương hàm đã bị tiêu theo thời gian. 

Chống chỉ định nâng xoang và cấy xương răng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác bác sĩ khuyến cáo không nên tiến thành ghép xương hay nâng xoang để cấy ghép Implant. Điều này để nhằm đáp ứng điều kiện an toàn trong quá trình phẫu thuật phục hình.

  • Người bệnh mắc bệnh lý về viêm xoang hoặc xoang hàm.
  • Người có tiền sử mắc bệnh máu khó đông, gây nguy cơ biến chứng sau khi phẫu thuật.
  • Người mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp phải cần được kiểm soát. 
  • Người nghiện thuốc lá, chất kích thích trước phẫu thuật bị chống chỉ định ghép xương. 

Nâng xoang ghép xương trong cấy ghép implant có cần thiết không?

Cấy ghép Implant là phương pháp sử dụng trụ Implant để cấy trực tiếp vào xương hàm và thay thế cho chân răng đã mất.

Điều kiện quan trọng để có thể trồng răng Implant thành công là chiều cao, mật độ và thể tích xương hàm phải đủ tốt để có thể bao bọc cũng như giúp nâng đỡ trụ Implant chắc chắn.

Trong trường hợp xương hàm bị tiêu nặng, dẫn đến việc thoái hóa xoang hàm thì việc nâng xương là cần thiết vì:

  • Nâng xoang hàm sẽ giúp làm tăng kích thước chiều ngang xoang hàm trên, tạo không gian đủ và thuận lợi cho cấy ghép xương hàm sau đó.
  • Việc nâng xoang giúp đảm bảo độ dài trụ Implant sau khi cấy vào sẽ không làm tổn thương đến xương hàm, đồng thời giúp cho trụ đứng vững trong xương hàm.
  • Ngăn chặn các biến chứng như đào thải trụ Implant, đâm thủng vách xoang hàm.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim CT 3D để xác định chính xác tình trạng xương hàm. Nếu khoảng xương giữa hàm và xoang không đủ, bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang.

Tiêu chuẩn xương hàm, xoang hàm khi trồng răng Implant

Để đánh giá chính xác bạn có cần nâng xoang ghép xương hay không thì bác sĩ cần phải dựa trên tiêu chuẩn xương hàm khi cấy ghép Implant. Nếu xương hàm không đủ tốt mà tiến hành cấy ghép Implant sẽ làm tăng tỷ lệ thất bại của ca phẫu thuật cấy ghép implant, trụ Implant sẽ bị đào thải nhanh chóng chỉ sau một thời gian sử dụng. 

Điều kiện về chất lượng xương hàm như sau:

  • Số lượng xương hàm tại vị trí mất răng cần có chiều dài, chiều rộng lớn hơn hoặc bằng với chiều dài và chiều rộng của trụ Implant nhỏ nhất. Kích thước trụ răng hiện nay mà các hãng sản xuất thường có chiều dài tối thiểu là 6.0mm và đường kích nhỏ nhất là 3.0mm.
  • Chất lượng xương hàm đánh giá theo độ cứng chắc của xương, xương không quá loãng và cũng không quá xốp. Xương hàm cần đạt mức D2, D3 theo đánh giá chỉ số HU, tức là xương tốt ở chỉ số 350 đến 1250 HU.

Các trường hợp không đạt các điều kiện ở trên thì cần thực hiện nâng xoang ghép xương. Tùy vào trường hợp cụ thể mà chỉ định của bác sĩ là khác nhau. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại nha khoa uy tín để được tư vấn giải pháp cụ thể.

Phẫu thuật nâng xoang ghép xương có đau không? 

Dù thực hiện nâng xoang ghép xương hàm thì trong quá trình thực hiện sẽ không có cảm giác đau nhức gì. Vì bác sĩ đã tiến hành tiêm tê tại vùng phẫu thuật. Sau hết thuốc tê thì có thể cảm thấy đau, sưng, chảy máu nhẹ tại vùng vừa mới ghép xương. 

Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất. Bạn chỉ cần lưu ý việc chăm sóc răng miệng và cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ hồi phục hiệu quả và nhanh chóng. 

Những lưu ý sau khi nâng xoang ghép xương bao gồm:

  • Tránh tác động đến vết thương khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Uống thuốc giảm đau, kháng viêm đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện biện pháp giảm đau, giảm sưng theo hướng dẫn.
  • Không nên khạc nhổ, sử dụng ống hút tạo áp lực lớn trong miệng.
  • Hạn chế các công việc nặng nhọc để cơ thể được nghỉ ngơi.
  • Hạn chế những khu vực có sự thay đổi áp suất như đi lặn biển, đi máy bay,…
  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều axit gây ra kích thích vết thương. 

Thời gian sau ghép xương bao lâu thì cấy Implant được?

Những khách hàng tiến hành nâng xoang ghép xương sẽ cần chờ một khoảng thời gian nhất định để cho vết thương lành hẳn, xương và mô tích hợp hoàn toàn với nhau. Khi đã đáp ứng tốt về chiều cao và kích thước xương hàm mới có thể tiến hành trồng răng Implant. 

Thông thường, thời gian chờ đặt trụ Implant là sau 1 đến 6 tháng tùy vào cơ địa và khả năng tích hợp xương của mỗi người. Một số ít trường hợp khác có thể tiến hành cấy ghép Implant cùng lúc với nâng xoang và ghép xương. Điều này cần được bác sĩ cân nhắc, xác định và trao đổi trước với khách hàng về kế hoạch điều trị cụ thể. 

Thực hiện nâng xoang ghép xương và trồng răng Implant an toàn tại KAIYEN

Nâng xoang ghép xương hay cấy ghép Implant đều là các kỹ thuật khá phức tạp, yêu cầu cao trong quá trình phẫu thuật cũng như các điều kiện điều trị trong nha khoa. Nếu không đáp ứng được những tiêu chí an toàn như bác sĩ tay nghề cao, công nghệ hiện đại và điều kiện vô trùng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú trọng lựa chọn nha khoa uy tín để có thể an tâm điều trị, tránh xa biến chứng.

Tại TP.Hồ Chí Minh, Nha khoa Quốc Tế KAIYEN là trung tâm cấy ghép Implant hàng đầu với rất nhiều ca cấy ghép Implant thành công từ những ca đơn lẻ đến toàn hàm, bao gồm cả trường hợp tiêu xương do mất răng lâu năm. 

KAIYEN tự hào khi quy tụ đội ngũ bác sĩ Master trong lĩnh vực cấy ghép Implant, tốt nghiệp từ các trường danh tiếng tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Tiêu biểu trong cấy ghép Implant với trường hợp mất răng lâu năm là bác sĩ Trần Thanh Phong.

Bác sĩ Trần Thanh Phong – Chuyên gia cấy Implant

  • Là bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép Implant toàn hàm.
  • Hoàn thành xuất sắc chương trình thạc sỹ lâm sàng về implant tại viện Gide và Đại học Loma Linda Hoa Kỳ.
  • Bác sĩ Trần Thanh phong là người đầu tiên thực hiện thành công cấy ghép Implant toàn hàm tại Việt Nam. 
  • Bác sĩ tiên phong trong việc ứng dụng kỹ thuật số ngành nha khoa. 
  • Bác sĩ cũng là diễn giả, cố vấn chuyên môn của các hãng sản phẩm Implant nổi tiếng như Straumann, Nobel, Dentium.
  • Bác sĩ thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí nha khoa hàng đầu thế giới: Tạp chí Implant toàn cầu, Tạp chí Youtooth,…

Cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm với trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu, hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị. Phòng phẫu thuật chuyên biệt được vô trùng tuyệt đối, khử trùng khép kín mang đến một không gian điều trị an toàn và tránh lây nhiễm chéo. 

Các vật liệu cấy ghép Implant đến từ những thương hiệu số 1 thế giới như: Straumann, Nobel Biocare, Dentium, Tekka,… Cho quá trình tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm diễn ra nhanh chóng, bền vững lâu dài. 

Trên đây là những thông tin về những trường hợp nâng xoang ghép xương khi cấy ghép Implant. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật này cũng như trang bị những kiến thức hữu ích trước khi phục hình Implant. Để được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì có thể liên hệ ngay với Nha khoa Quốc Tế KAIYEN theo địa chỉ dưới đây. 

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *