Nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Nghiến răng khi ngủ không những gây ra khó chịu cho người ngủ bên cạnh mà còn là biểu hiện của một một số bệnh lý. Vậy nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nghiến răng khi ngủ như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng là một hoạt động có khả năng gây ra quá tải hệ thống nhai. Nguyên nhân chủ yếu gây ra vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, tình trạng này thường đi kèm với tình trạng stress, rối loạn khớp cắn, và liên quan đến tư thế ngủ.

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Tật nghiến răng khi ngủ được định nghĩa là “hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc hoạt động nghiến của răng”. Hoạt động nghiến răng có thể tạo nên âm thanh ken két hoặc không.

Nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai và có thể gây ra chấn thương khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng lên chức năng của cơ, qua đó gây tác động đến khớp thái dương hàm. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong khớp cắn đều ảnh hưởng đến cơ và khớp. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tật nghiến răng. Hậu quả của nó có thể gây ra là đau khớp thái dương hàm.

Nghiến răng khi ngủ: Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng thường kết hợp từ nhiều yếu tố tâm lý, vật lý và di truyền: 

  • Cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống không được giải tỏa như: stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng,…
  • Chứng nhai kích động khi ngủ.
  • Thói quen nghiến răng khi quá tập trung hoặc khi tức giận.

Bên cạnh đó, chứng nghiến răng khi ngủ thường nặng hơn khi kết hợp với các yếu tố vấn đề như: 

Tuổi tác

Chứng nghiến răng khi ngủ xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ do trẻ chưa làm chủ được cảm xúc của mình, tình trạng này thường được cải thiện khi lớn lên.

Stress

Khi lo lắng, stress quá mức mà không được giải tỏa, tình trạng nghiến răng khi ngủ sẽ nghiêm trọng hơn.

Thuốc và chất kích thích

Các loại thuốc có tác dụng đến thần kinh như thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống trầm cảm,… có gây tác dụng phụ làm chứng nghiến răng khi ngủ nặng hơn. Các thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… cũng có tác dụng tương tự.

Tính cách

Những người có tính cách mạnh mẽ, thích cạnh tranh, hay bị kích động có nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ cao hơn so với người có tính cách nhẹ nhàng hơn.

Di truyền

Chứng nghiến răng có tính di truyền, nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình của bạn cũng có thành viên gặp phải chứng bệnh này.

Mắc hội chứng rối loạn khác

Tình trạng nghiến răng lúc ngủ thường đi kèm với người mắc chứng rối loạn tâm thần như: chứng mất trí, hội chứng rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày, động kinh,…

Tại sao cần trị chứng nghiến răng khi ngủ?

Thực tế tình trạng nghiến răng khi ngủ thường không gây ra biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn cần điều trị nếu ở mức độ nặng và thường xuyên. Một số tác hại có thể gặp do chứng nghiến răng khi ngủ gây ra bao gồm: rối loạn khớp thái dương hàm, đau nhức đầu, đau hàm nặng, răng nhạy cảm, phục hình răng thay đổi,…

Nếu bạn có thể tự trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen, hành vi và giải tỏa tâm lý cho bản thân mình. Tuy nhiên nếu ở mức độ nặng, thậm chí gây ra biến chứng thì bạn nên sớm tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục.

Cách khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ hiệu quả

Điều trị kiểm soát stress

Nghiến răng do căng thẳng cần áp dụng những phương pháp giúp giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, tập thể dục, thư giãn, điều trị rối loạn giấc ngủ, ngủ đúng giờ, tránh sử dụng các chất kích thích.

Bạn nên thử nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn và giảm nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh lại hàm

Điều chỉnh các thói quen vận động hàm thường mất rất nhiều thời gian và cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

Phương pháp nha khoa

Các phương pháp nha khoa là phương pháp bảo tồn để ngăn ngừa hoặc khắc phục tổn thương, mài mòn răng do nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, các phương pháp này không có tác dụng trực tiếp điều trị chứng nghiến răng:

  • Máng nhai: Có chất liệu là nhựa acrylic cứng trong suốt hoặc vật liệu mềm, được thiết kế vừa khít với hàm răng để ngăn chặn sự phá hủy răng và tình trạng đau cơ, khớp thái dương hàm. Tùy theo tình trạng nghiến răng mà máng nhai được mang vào ban ngày hay ban đêm. Máng nhai cần được kiểm tra định kì trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng một lần bởi bác sĩ.
  • Chỉnh răng: Trong các trường hợp nghiêm trọng – khi răng bị mòn quá nhiều dẫn đến tình trạng ê buốt hoặc không thể ăn nhai một cách bình thường – bác sĩ có thể chỉnh lại bề mặt nhai của răng hoặc sử dụng mão răng (khuôn định hình răng) để điều trị.

Biện pháp phòng ngừa nghiến răng khi ngủ

  • Kiểm soát căng thẳng: Nghe nhạc, tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp bạn thư giãn và giảm nguy cơ mắc phải chứng nghiến răng.
  • Tránh các chất kích thích trước khi đi ngủ: Không nên uống rượu, bia, cà phê chứa caffein vào buổi tối vì chúng có thể làm cho chứng nghiến răng trở nên trầm trọng hơn.
  • Có giấc ngủ chất lượng: Tránh thức quá khuya, ngủ đủ giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.
  • Khám răng định kỳ: Khám răng định kỳ, thường xuyên là cách để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng.

Như vậy có thể thấy chứng nghiến răng khi ngủ dù không nguy hiểm và gây biến chứng gì nặng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và chất lượng của giấc ngủ. Để điều trị, cần xác định được nguyên nhân và kiên trì theo phương pháp phù hợp.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *