17 nguyên nhân gây ra hôi miệng và cách điều trị

Hôi miệng không chỉ làm bạn kém tự tin trong giao tiếp mà còn là cảnh báo cho một số bệnh lý của cơ thể. Vậy nguyên nhân gây ra hôi miệng và có cách điều trị nào hiêu quả? Cùng với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu bài viết chi tiết dưới đây.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, vì vậy tùy vào mỗi nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau.

Hôi miệng
Hôi miệng

Hôi miệng là dấu hiệu thường gặp, theo thống kê của 13 bài báo trên tạp chí Y khoa, tỷ lệ mắc triệu chứng này lên tới 31,8% dân số.

17 Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hơi thở bị hôi vào buổi sáng

Đa phần ai cũng có hơi thở hôi với mức độ khác nhau sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Việc này là điều bình thường và do miệng bị khô và ứ đọng suốt nhiều giờ khi ngủ.

Khô miệng

Mùi hôi ở miệng có liên quan đến tình trạng khô miệng nguyên nhân do suy giảm lượng nước bọt. Nguyên nhân gây khô miệng như: sự mất nước, tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống suy nhược Tricyclic,…

Nguyên nhân gây ra hôi miệng: Ăn thực phẩm có mùi

Nguyên nhân gây ra hôi miệng phổ biến mà ai cũng từng gặp đó là ăn các loại thức ăn hay đồ uống có mùi. Thức ăn có mùi sẽ xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi sau khi bạn ăn các loại thực phẩm rau củ hay gia vị có mùi nặng như hành tây, tỏi…

Nguyên nhân gây hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân gây ra hôi miệng này khá phổ biến ở trẻ và người lớn tuổi là việc vệ sinh răng miệng kém. Việc không đánh răng, làm các sạch kẽ răng đúng cách hay không làm sạch lưỡi sẽ khiến thức ăn vẫn còn lưu lại ở trong khoang miệng.

Vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy các phần thức ăn còn sót lại và gây ra mùi hôi. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Hút thuốc lá

Đây là nguyên nhân thường gặp do khi hút thuốc lá vào thì mùi hôi trong hơi thở sẽ đi theo khói bay ra ngoài. Ngoài ra, hút thuốc còn khiến cho bệnh về nướu tiến triển nặng hơn – nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Ăn kiêng hoặc tuyệt thực

Ăn kiêng, tuyệt thực có khả năng khiến cho hơi thở có mùi. Nguyên nhân do một loại hóa chất có tên là Ketones hình thành trong quá trình phân hủy các chất béo.

Bệnh lý y khoa

Người mắc bệnh về mũi có thể xuất hiện mùi hôi ở trong miệng. Như polyp trong mũi, viêm xoang hay có vật lạ kẹt bên trong mũi sẽ tạo ra mùi hôi ở miệng. Đối với các trường hợp này, mùi hôi chỉ xuất hiện hay diễn tiến nghiêm trọng khi bạn thở bằng mũi. Mùi hôi sẽ không nhiều nếu thở bằng miệng.

Viêm nhiễm, có bướu trong phổi, họng hoặc amygdale có thể gây ra hôi miệng. Các bệnh lý y khoa này sẽ có các biểu hiện đặc trưng đi kèm với mùi hôi như nghẹt mũi, đau đầu, sốt,…

Hội chứng mùi cá

Đây là bệnh lý y khoa ít gặp, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý. Bệnh lý này khiến cho cơ thể và hơi thở toát ra một mùi đặc biệt tương tự như mùi cá. Hội chứng này là do cơ thể bị mất khả năng phân hủy trimethylaminuria – chất có trong một vài loại thực phẩm. Sau đó sự tích tụ của trimethylaminuria được giải phóng ra ngoài thông qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.

Sở thích uống cà phê

Nếu bạn có thói quen uống một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới, đôi lúc bạn có thể nhận thấy miệng mình có mùi hôi.

Thực tế, đây là nguyên nhân gây ra hôi miệng ở người lớn. Nguyên nhân là do cà phê có hương vị mạnh cũng như tác động đến quá trình sản xuất nước bọt. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ khiến khả năng sản xuất nước bọt bị giảm. Nếu miệng của bạn ít tiết nước bọt sẽ dẫn đến khô miệng, làm gia tăng vi khuẩn gây mùi.

Thức ăn bị nhồi nhét

Việc đánh răng thường ngày không thể lấy được hết các mảnh bám thức ăn trong kẽ răng. Thức ăn sau khi bị phân hủy sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Việc đánh răng sẽ không thể làm sạch được kẽ răng và ngăn ngừa tình trạng này.

Mảng bám, vôi răng và nha chu

Các mảng bám răng là màng có màu trắng xuất hiện trên bề mặt răng. Chúng được hình thành khi có sự kết hợp giữa vi khuẩn với thức ăn cùng với nước bọt. Vôi răng là các mảng bám bị vôi hóa khiến cho chúng trở nên cứng hơn và dính chặt vào răng.

Viêm nha chu là sự viêm nhiễm xảy ra xung quanh răng. Nếu nướu có biểu hiện bị viêm, chảy máu khi đánh răng tức là bạn đã mắc bệnh nha chu. Các triệu chứng trên đều gây ra hôi miệng cho bạn.

Chế độ ăn nhiều đường đây là nguyên nhân bị hôi miệng ít ai ngờ tới

Ngoài những thực phẩm cay hoặc có mùi, một chế độ ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại trong miệng phát triển mạnh mẽ.

Vi khuẩn có hại sẽ tiêu thụ đường làm sản sinh ra các axit gây mòn phần khoáng chất của men răng, từ đó gây sâu răng và hôi miệng.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng là do bựa lưỡi

Bựa lưỡi có thể là do chất nhầy chảy ra ở mũi sau. Trong bựa lưỡi có chứa nhiều vi khuẩn và cũng là lý do một số người giữ vệ sinh răng miệng tốt vẫn có mùi hôi ở miệng.

Thói quen uống nhiều rượu bia

Theo các chuyên gia bệnh hôi miệng cũng bắt nguồn từ việc dùng thức uống có cồn. Đây là một nguyên nhân dẫn đến hôi miệng khá phổ biến ở nam giới. Bạn càng uống rượu thường xuyên sẽ càng gặp nhiều nguy cơ bị hôi miệng. Việc tiêu thụ rượu quá mức sẽ làm giảm khả năng tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng: Chế độ ăn ít carbohydrate

Carbohydrate đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Nếu chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ lượng carbs có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Điều này là do cơ thể không có đủ lượng carbs để duy trì các hoạt động, nên gây ra những thay đổi đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể và dẫn đến hôi miệng. Đồng thời, gan phải phá vỡ các chất béo lấy năng lượng khiến cho miệng có mùi kim loại.

Ngoài ra, khi tiêu thụ các thực phẩm giàu protein, đôi khi khiến cơ thể gặp khó khăn trong tiêu hóa và có xu hướng giải phóng khí lưu huỳnh gây ra hôi miệng khi không chuyển hóa được.

Bị hôi miệng do gặp vấn đề tiêu hóa

Một trong các nguyên nhân gây ra hôi miệng có thể do dạ dày tiêu hóa kém, mắc các bệnh táo bón hoặc rối loạn đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày cũng gây hôi miệng. Nguyên nhân là do mùi hôi từ thực phẩm được tiêu hóa có thể dễ dàng di chuyển trở lại thực quản đến miệng.

Tác dụng phụ của thuốc cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng

Theo các chuyên gia sức khỏe, một số loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây ra khô miệng. Khi miệng bạn khô, khả năng tiết nước bọt cũng giảm đi sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh.

Ngoài ra, một số loại thuốc khi phân hủy trong cơ thể sẽ giải phóng ra các hóa chất được truyền qua máu vào hơi thở của bạn và gây mùi.

Mách bạn cách trị hôi miệng hiệu quả

Sau khi biết được nguyên nhân gây ra hôi miệng, bạn cần phải áp dụng các cách trị hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các cách trị hôi miệng sau đây:

  • Đánh răng: Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và thay bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng.
  • Làm sạch kẽ răng: Chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng sẽ làm giảm đi sự tích tụ của thức ăn và các mảng bám ở kẽ, vì đánh răng chỉ làm sạch được khoảng 60% bề mặt của răng.
  • Cạo lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ ở trên lưỡi, đặc biệt là ở người hút thuốc lá hoặc bị khô miệng thường xuyên, vì vậy bạn hãy nên mua dụng cụ cạo lưỡi.
  • Hạn chế để miệng khô: Bạn nên uống nhiều nước và tránh các thực phẩm làm giảm tiết nước bọt. Nếu thường xuyên bị khô miệng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kích thích nước bọt.
  • Chế độ ăn uống: Nếu bị hôi miệng bạn nên ăn các thực phẩm giúp kích thích tiết nước bọt như dâu tây, táo, sữa chua, trà xanh.

Khi biết được nguyên nhân gây ra hôi miệng và cách trị hôi miệng hiệu quả, bạn sẽ phát hiện sớm hơn tình trạng này để kịp thời điều trị. Bên cạnh việc phòng ngừa và điều trị hôi miệng tại nhà, bạn cũng nên nhớ thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng mỗi năm nhé!

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *