Nhổ Răng Khôn

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ răng miệng. Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: đau nhức, sưng nướu răng, đau đầu, hành sốt, sưng má,… Do đó, trường hợp mọc lệch 90 độ, mọc ngầm  thường được các nha sĩ khuyên nhổ bỏ răng khôn. Vậy khi nhổ răng khôn (răng số 8) cần lưu ý những gì? Cùng KAIYEN tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Răng khôn là gì?

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng trong cùng trên mỗi cung hàm, mọc ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, khi chúng ta đủ trí khôn nên được gọi là răng khôn. Do vị trí của răng khôn ở trong cùng nên đôi lúc không đủ chỗ mọc nên dễ bị lệch, ngầm, hay lạc chỗ. Răng khôn hầu như không tham gia vào chức năng nhai hay thẩm mỹ do nó ở vị trí cuối cùng của cung hàm nên gần như không thể thấy nó.

Nhổ răng khôn là tiểu phẫu được thực hiện bởi nha sĩ hay bác sĩ phẫu thuật răng miệng để nhổ một hoặc nhiều răng khôn của bạn. Răng khôn là bốn răng vĩnh viễn mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành, nằm ở góc trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Khi nhổ bỏ răng khôn thì những biến chứng vẫn có thể xảy ra.

Do đó, khi làm thủ thuật nhổ răng khôn yêu cầu nha sĩ hay bác sĩ phải thực hiện quy trình, có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm nếu không những biến chứng này có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tại sao nên nhổ răng khôn

Tại sao phải nhổ răng khôn?

Do răng khôn mọc lúc xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, ít chịu tác động bởi quá trình ăn uống hàng ngày nên hiện tượng răng khôn bị mọc ngầm, mọc lệch là điều dễ hiểu. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc hàm mặt, sức khỏe răng miệng. Vì vậy nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch chính là cách giải quyết tốt bảo vệ hàm răng của bạn.

Viêm nhiễm: Thức ăn và vi khuẩn tích tụ ở răng khôn, làm khách hàng thấy đau, hôi miệng, sưng nướu, có thể có mủ chảy ra, trường hợp nặng có thể gây khó há miệng. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể lan rộng ra những vùng khác như mang tai, má, nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều biến chứng: viêm nướu quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Răng khôn luôn nằm ở vị trí trong cùng nên không thể vệ sinh tới, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm các tổ chức xung quang răng

Gây tổn thương răng bên cạnh: Khe hở giữa răng khôn và răng bên cạnh làm thức ăn mắc kẹt lại, dễ gây sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này. Quá trình tổn thương âm thầm và khi phát hiện, răng bên cạnh có thể đã hỏng.

Những trường hợp chỉ định nhổ răng khôn?

  • Khi răng khôn mọc lệch gây đau nhức dai dẳng, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
  • Răng khôn mọc thẳng, không chen chúc với các răng khác nhưng hình dạng bất thường (dị dạng, nhỏ), không có răng đối diện ăn khớp, nguy cơ gây ra viêm nướu, sâu răng và một số bệnh nha chu trong tương lai.
  • Răng khôn bị bệnh nha chu hoặc bị sâu .
  • Giữa răng khôn và răng hàm có khe hở làm thức ăn dễ mắc lại, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, lâu ngày dẫn đến sâu răng và các bệnh nha chu.
Quy trình nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn tại KAIYEN

Bước 1: Kiểm tra răng miệng và chụp X-Quang răng.

Trước khi quyết định nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và tư vấn cho bệnh nhân và các bước chuẩn bị. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng và kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá đúng tình trạng của răng khôn từ đó đưa ra phác đồ điều trị và xử lý. Thông thường, trường hợp răng khôn mọc lệch thường được các nha sĩ khuyên nhổ bỏ

Lưu ý, Bệnh nhân cũng cần khai báo tình hình sức khỏe để Bác sĩ chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra trong quá trình nhổ răng và đưa ra toa thuốc phù hợp cho bệnh nhân khi nhổ răng xong.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và sát khuẩn.

Để đam bảo cho việc nhổ răng khôn được an toàn thì yếu tố vô trùng là hoàn toàn bắt buộc. Tại đây, Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng nếu không sẽ rất dễ nhiễm trùng, viêm hay chảy máu kéo dài.

Bước 3: Gây tê

Để cho người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng khôn. Mặt khác, khi được tiêm thuốc tê tinh thần người bệnh thoải mái, yên tâm hơn điều này sẽ giúp quá trình nhổ bỏ răng khôn diễn ra thuận lợi

Bước 4: Tiến hành nhổ răng.

Tùy vào hiện trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch 45 hay 90 độ thì Bác sĩ sẽ có những bước tiến hành phù hợp. Đối với những trường hợp khó thì cần tiến hành chia nhỏ phần thân răng để nhổ bỏ.

Hiện nay, tại nha khoa Quốc Tế KAIYEN đã ứng dụng máy siêu âm Piezotome trong điều trị nhổ răng khôn, giúp bệnh nhân nhổ răng không đau và hoàn toàn quên đi nỗi lo lắng.

Công nghệ máy siêu âm piezotome còn giúp rút ngắn thời gian nhổ răng và liền thương nhanh chóng, đặc biệt là đối với những trường hợp chân răng mọc khó, phức tạp.

Bước 5: Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau điều trị.

Quá trình chăm sóc sau khi nhổ bỏ răng khôn rất quan trọng. Vì vậy, hãy lắng nghe kĩ lời Bác sĩ dặn dò. Đặc biệt, tái khám đúng lịch để Bác sĩ có thể kiểm tra tốc độ lành cùa vết thương sau khi nhổ.

Những lưu ý khi nhổ răng khôn.

Nhổ bỏ răng khôn sẽ loại bỏ tình trạng đau nhức do răng khôn gây nên. Thế nhưng để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề trước và sau khi nhổ răng khôn.

Các lưu ý khi nhổ răng khôn
Các lưu ý khi nhổ răng khôn

Làm gì trước khi nhổ răng khôn?

Trước khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định. Bệnh nhân phải trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng để bác sĩ có những điều chỉnh phù hợp.

Trước ngày nhổ răng, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ nha khoa KaiYen, bệnh nhân nên nhổ răng khôn vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng. Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng, lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để quá trình hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.

  • Chườm đá để giảm sưng trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng. Ngoài ra, trong vòng 2-3 ngày sau, chườm khăn ấm để đẩy nhanh tiến độ phục hồi.
  • Cắn chặt bông gòn trong vòng 30-45 phút sau khi nhổ răng, tránh thay bông thường xuyên.
  • Không khạc nhổ, đưa lưỡi hoặc tay vào vết thương.
  • Nhịn ăn từ 2-4 giờ sau khi nhổ răng, để vết thương có thể ổn định và cầm máu hoàn toàn.
  • Nên dùng những thực phẩm dạng lỏng như súp, cháo, nước ép trái cây để hạn chế việc nhai, giúp vết thương lành nhanh chóng.
  • Không dùng những thực phẩm dai, cứng, giòn; thực phẩm quá cay, nóng, chua; nước ngọt có ga.
  • Không dùng nước muối súc miệng hoặc đánh răng quanh vị trí vừa nhổ hoặc chà màng trắng nơi vết thương

Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng. Để cầm máu, người bệnh không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò. Bệnh nhân nên ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *