Có nên nhổ răng khôn khi cho con bú hay không?

Việc mọc răng khôn khi đang cho con bú là điều không một người mẹ nào mong muốn cả. Bởi lẽ các cơn đau khi mọc răng khôn sẽ khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, khiến lượng sữa cho con bú bị giảm đi đáng kể. Vậy có nên nhổ răng khôn khi cho con bú hay không? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm được câu trả lời phù hợp nhất nhé.

Mọc răng khôn khi cho con bú có sao không?

Răng khôn là chiếc răng ở vị trí trong cùng của hàm. Không giống răng bình thường, răng khôn rất dễ mọc lệch và chèn ép lên các răng khác hoặc kẹt cứng ở dưới xương hàm hay mô nướu gây ra khó chịu, đau nhức.

Mọc răng khôn

Cảm giác đau răng khôn sẽ càng tăng nếu mọc răng khôn trong giai đoạn cho con bú, bởi khi đó cơ thể đang có sự thay đổi hormone sau khi sinh. Vùng nướu bao xung quanh răng khôn dễ bị sưng đau, viêm nhiễm… khiến cho các mẹ ăn uống không ngon miệng, làm giảm chất lượng sữa. Từ đó, trẻ bú sữa mẹ không hấp thu được đầy đủ chất dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí não.

Có nên nhổ răng khôn khi cho con bú không?

Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú vẫn có thể thực hiện nhổ răng khôn, nếu không mắc một số bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý về viêm miệng, viêm lợi,… Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào tình trạng răng khôn của mẹ, sức khỏe và độ tuổi của bé mà bác sĩ mới chỉ định nhổ hoặc không.

Trường hợp nên nhổ răng khôn

  • Răng khôn mọc thẳng nhưng hàm trên hoặc hàm dưới không có răng khôn khác, gây mất cân đối khớp cắn trên và dưới, dẫn đến gây ra tổn thương nướu và lợi hàm đối diện.
  • Răng khôn mọc chen chúc, chèn lên răng hàm bên cạnh.
  • Răng khôn mọc lệch, mọc kẹt ở trong xương hàm, xô lấn răng số 7 kề cạnh gây ra cảm giác đau nhức, sưng tấy.
  • Răng khôn bị nhiễm trùng khiến cho mẹ bầu bị sốt hoành hành.
  • Răng khôn mọc nhưng không được chăm sóc răng miệng kỹ càng khiến cho răng bị sâu nặng, viêm tủy hoặc viêm nha chu.

Bên cạnh đó, các mẹ nên cân nhắc việc nhổ răng khôn nếu xuất hiện các triệu chứng như đau răng dai dẳng, nhiễm trùng nướu… Cho nên, nếu các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú mà bị viêm đau răng khôn kéo dài, tái phát nhiều lần gây ra ảnh hưởng đến ăn nhai, sinh hoạt thì nên thông báo cho bác sĩ để được tiến hành nhổ sớm.

có nên nhổ răng không khi cho con bú không?

Trường hợp không nên thực hiện nhổ răng khôn

Nếu bé nhà bạn còn quá nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) và tình trạng răng khôn của mẹ bỉm bị sâu nhẹ hoặc không quá nghiêm trọng thì chưa cần nhổ ngay sau khi sinh. Khi này, mẹ nên tăng cường vệ sinh răng miệng kỹ càng, có chế độ ăn uống phù hợp để làm giảm tình trạng đau, viêm nhiễm,… Bác sĩ cũng có thể cho mẹ sử dụng các loại thuốc để giảm sưng, giảm đau để chờ đến giai đoạn thích hợp để nhổ.

Ngoài ra, các mẹ không nên hoặc trì hoãn nhổ răng khôn, nếu nằm các những trường hợp sau:

  • Có tiền sử điều trị tia xạ ở vùng hàm mặt hoặc điều trị các bệnh ung thư máu.
  • Mẹ có tinh thần không ổn định do mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh hoặc trầm cảm sau sinh.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ không đảm bảo hoặc mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, suy thận, tim mạch…

Nhìn chung, việc nhổ răng khôn là tiểu phẫu quan trọng, đòi hỏi thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và có sự hỗ trợ bởi máy móc hiện đại để đẩy nhanh tốc độ lành thương. Do đó, nếu có răng khôn mọc trong giai đoạn cho con bú, các mẹ nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp.

Những điều nên lưu ý nếu nhổ răng khôn khi cho con bú

Sử dụng loại thuốc giảm đau an toàn

Khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê để bớt đau. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì các mẹ sẽ cảm thấy đau. Để hạn chế được tình trạng này xảy ra, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau phù hợp và an toàn, để không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Điều quan trọng mà mẹ cần lưu ý là nên uống thuốc giảm đau sau khi cho con bú.

Thực hiện tiểu phẫu nhẹ nhàng

Bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp để nhổ răng khôn. Với các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu nhẹ nhàng là nhổ răng siêu âm. Bởi vì phương pháp này thực hiện nhanh, ít đau và mau hồi phục. Do đó, sau khi làm tiểu phẫu, mẹ có thể nhanh chóng trở lại công việc và cho con bú bình thường. Tuy nhiên, nếu thuốc gây tê gây ra các tác dụng phụ thì cần phải trao đổi với bác sĩ ngay. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho con bú trước hoặc có thể vắt sẵn sữa để trong tủ lạnh trước khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn.

Răng khôn mọc lệch ra má

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi nhổ răng khôn xong, cơ thể của mẹ sẽ bị yếu và mệt mỏi hơn trước. Khi này, mẹ nên nhờ người thân trông nom và chăm sóc bé. Mẹ cũng nên cho con bú phần sữa đã vắt ra dự trữ trước đó để có thêm thời gian nghỉ ngơi.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Sau khi nhổ răng khôn thì mẹ cũng phải có một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý. Mẹ không nên ăn các loại đồ uống có gas cũng như thực phẩm cay nóng. Để phục hồi sức khỏe nhanh nhất, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, răng khôn sau khi mới nhổ xong nên vẫn còn thương tổn, vì vậy, mẹ nên ăn các món lỏng và mềm như cháo, sữa, súp,…

Với các chia sẻ ở trên đây, hy vọng các mẹ đã giải đáp được thắc mắc của mình là “Có nên nhổ răng khôn khi cho con bú hay không?” Để tránh các ảnh hưởng xấu đến em bé, các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú đang muốn nhổ răng khôn hãy nắm rõ các lưu ý trong bài viết này nhé.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *