Niềng răng xong bị móm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng xong bị móm là biến chứng sau khi thực hiện chỉnh nha khiến cho cấu trúc khuôn mặt thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai. Vậy nguyên nhân gây ra móm sau khi niềng răng là gì và xử lý thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nhận biết tình trạng niềng răng xong bị móm

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được áp dụng để dịch chuyển các răng sai lệch và xương hàm móm về đúng vị trí. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sau khi niềng răng xong một thời gian lại bị móm, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai và cấu trúc của khuôn mặt.

niềng răng xong bị móm

Theo đó, sau khi tháo niềng xong, khách hàng có dấu hiệu móm như răng hàm dưới nhô ra ngoài nhiều hơn so với hàm bên trên, khớp cắn 2 hàm không khớp nhau, khi quan sát góc nghiêng sẽ thấy mặt bị lõm, gây mất tính hài hòa.

Nguyên nhân niềng răng xong bị móm là gì?

Công nghệ niềng răng không phù hợp

Nha khoa ngày càng hiện đại với các phương pháp niềng răng mới mang lại hiệu quả tốt. Đi liền với đó là các loại khí cụ chỉnh nha tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng. Việc lựa chọn công nghệ niềng răng cũ với khí cụ chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân khiến cho bạn niềng răng xong bị móm.

Bác sĩ chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm

Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ đóng một vai trò quan trọng đối với hiệu quả của quá trình niềng răng. Nếu niềng răng xong bị móm, bạn nên xem xét lại bác sĩ làm răng cho bạn.

Phần lớn là do bác sĩ không chẩn đoán chính xác được tình trạng răng và xương hàm. Nếu tình trạng răng bị hô, móm do răng, niềng răng sẽ giải quyết được vấn đề này. Nhưng nếu răng hô hoặc móm do xương hàm sẽ cần kết hợp cả việc phẫu thuật hàm mới có thể giải quyết triệt để được.

Trong quá trình niềng răng, bác sĩ tay nghề kém cũng có thể khiến cho bạn bị móm sau khi tháo niềng. Bác sĩ phải tính toán được sự dịch chuyển của răng theo từng giai đoạn, lực kéo phù hợp hoặc cần nhổ bớt răng khi cần thiết. Nếu bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn, tác động lực kéo quá yếu hoặc quá mạnh cũng có thể khiến cho răng dễ bị cụp vào trong, hiệu quả không như mong đợi.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách sau niềng

Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người niềng răng xong bị móm.

  • Sau khi niềng răng bị móm không chú ý đến vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tái khám như đúng hẹn…
  • Nhiều người cho rằng tháo niềng xong là được thoải mái ăn uống, ăn nhiều đồ quá lạnh, quá nóng, cắn, nhai đồ cứng thường xuyên, lười đánh răng cũng khiến cho răng bị ê buốt và tổn thương.
  • Không đeo hàm duy trì sau khi niềng răng xong cũng khiến răng khó giữ được vị trí sau niềng.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng xong bị móm. Khi nhận thấy tình trạng này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để xác định được chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục hợp lý.

Cách giải quyết răng niềng xong bị móm

Tình trạng niềng răng xong bị móm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi nhận thấy răng khi tháo niềng có dấu hiệu bị móm, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa – nơi đã điều trị để trao đổi với bác sĩ. 

Tùy vào mức độ móm răng của mỗi người, bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp:

Tiếp tục đeo hàm duy trì:

Hàm duy trì có tác dụng giữ cho các răng ở vị trí mới, tránh bị xô lệch. Vì thế, nếu nguyên nhân gây móm xuất phát do bạn không đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiếp tục đeo cho đến khi răng và xương hàm ổn định. Lưu ý, bạn nên chú ý vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày để hạn chế các vụn thức ăn, cặn bẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Phẫu thuật (với trường hợp móm xương quá nặng):

Trong trường hợp niềng răng xong bị móm bởi cấu trúc xương hàm dưới phát triển ra trước nhiều so với xương hàm trên, các bác sĩ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật để cắt xương hàm.

Niềng lại lần 2:

Nhiều trường hợp niềng răng lần 1 không được như mong muốn, xuất hiện tình trạng móm, bác sĩ sẽ yêu cầu tiếp tục đeo niềng răng lần 2 và điều chỉnh lực siết dây cung lại. Việc này giúp nắn chỉnh răng và xương hàm về đúng vị trí giúp cho bạn có được khớp cắn chuẩn, hàm răng thẳng hàng.

Làm sao để không gặp phải tình trạng niềng răng xong bị móm?

Để tránh tình trạng móm sau khi niềng răng thì bạn cần chú ý các điều sau đây

  • Nên tìm bác sĩ uy kín có kinh nghiệm.
  • Thực hiện đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra cho bản thân.
  • Tránh thức ăn cứng, dai trong quá trình niềng răng.
  • Tránh tật xấu như đẩy lưỡi, mút tay,..
  • Tái khám đúng thời gian bác sĩ yêu cầu.
  • Sau khi kết thúc niềng răng cần tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì để tránh tình trạng răng trở về vị trí ban đầu.

Hi vọng rằng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng niềng răng xong bị móm. Để đạt được kết quả tốt nhất về mặt thẩm mỹ và sức khoẻ sau khi niềng răng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn nha khoa và phương pháp niềng răng phù hợp.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *