Nuốt mắc cài có sao không? Phải làm gì khi bị rớt mắc cài niềng răng?

Mặc dù mắc cài niềng răng khá bền, nhưng niềng từ 1-2 năm bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng bị rớt mắc cài niềng răng và lỡ nuốt nó. Vậy nuốt mắc cài có sao không? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết!

Nguyên nhân bị rớt mắc cài niềng răng

Niềng răng mắc cài nếu được bạn thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc răng miệng đúng cách, mắc cài sẽ bám chắc vào răng và khó mà mắc cài bị lung lay hoặc rơi ra.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, ngay cả khi niềng răng được gắn đúng cách, thì mắc cài vẫn có thể bị lỏng ra theo thời gian do một số yếu tố sau đây:

1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nếu bạn đánh răng quá mạnh và không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng đúng cách thì có nguy cơ bị rớt mắc cài là rất cao. Ngoài ra, chất liệu bàn chải quá cứng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bị rớt mắc cài.

Rớt mắc cài niềng răng nếu bạn đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải quá cứng

2. Chế độ ăn uống không khoa học

Sau khi niềng các bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn nên hạn chế một số thức ăn để tránh tình trạng bị rớt mắc cài niềng răng. Tuy nhiên một số bạn chủ quan đã ăn những thực phẩm quá cứng, quá nóng và quá dai như thói quen bình thường, thì đây chắc chắn là lý do khiến mắc cài bị rớt ra.

3. Do va đập mạnh

Nếu bạn không may bạn bị ngã hoặc va đập mạnh vào đâu đó cũng sẽ tác động rất lớn đến mắc cài bên trong khoang miệng. Thậm chí, nếu va đập quá mạnh, các mắc cài này có thể bị gãy, vỡ và rơi ra.

4. Mắc cài kém chất chất lượng

Nguồn gốc và xuất xứ của mắc cài không rõ ràng, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng mà còn khiến cho mắc cài dễ bị rơi ra, thậm chí bị biến dạng khi niềng răng.

5. Độ đàn hồi của dây thun

Đây cũng là một trường hợp làm rơi mắc cài khá phổ biến khi độ đàn hồi của dây thun bị suy giảm. Từ đó dẫn đến tình trạng bị đứt dây thun và bung tuột dây cung, mắc cài.

Độ đàn hồi của dây thun bị suy giảm dễ xảy ra tình trạng rớt mắc cài niềng răng

Nuốt mắc cài có sao không? Những nguy cơ và hậu quả gặp phải là gì?

Trong trường hợp bị rớt mắc cài niềng răng sẽ gây ra ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và khả năng dịch chuyển của răng.

Nếu bạn không chỉnh mắc cài sớm thì sẽ làm chậm quá trình niềng răng và làm cho răng bị sai lệch. Vậy còn nếu nuốt mắc cài có sao không?. Sau đây là 4 nguy cơ gặp phải nếu bạn bị rớt hoặc không may nuốt phải mắc cài:

1. Làm chậm quá trình niềng răng

Việc rớt mắc cài khi niềng răng khiến cho răng không có điểm cố định lực, gây ra các ảnh hưởng đến chức năng nhai và khả năng di chuyển của răng khi niềng.

Do đó, quá trình niềng răng sẽ bị dừng lại đột ngột và bạn phải đến lại Nha khoa, làm mất thời gian, chi phí và làm chậm quá trình điều trị của bạn.

2. Rớt mắc cài gây viêm nhiễm khoang miệng

Mắc cài được thiết kế theo hình vuông với 4 góc nhọn, nếu rớt mắc cài các góc nhọn này có thể va chạm với mô bên trong khoang miệng gây ra vết thương hở.

Các vết thương hở này là nguyên nhân chính làm cho vi khuẩn có hại dễ xâm lấn, gây viêm nhiễm khoang miệng hay viêm nha chu.

3. Nuốt mắc cài có thể gây ra tổn thương dạ dày

Các khí cụ mắc cài có khả năng chịu lực và độ bền rất cao nên thường được làm từ các vật liệu cứng và khá thô.

Nếu không may bị rớt mắc cài niềng răng và bạn vô tình nuốt phải chúng thì gây sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Khi mắc cài xuống khoang dạ dày, mắc cài sẽ bị các thành dạ dày co bóp và không thể tiêu hóa, dẫn đến hình thành các vết thương hở trên bề mặt dạ dày.

Nuốt mắc cài có thể gây ra tổn thương dạ dày
Nuốt mắc cài có thể gây ra tổn thương dạ dày

4. Nuốt mắc cài gây nguy hiểm đến dạ dày

Đây là một trường hợp vô cùng nguy hiểm và nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ làm tăng mức độ tổn thương dạ dày, khiến bạn đối diện với tình trạng xuất huyết dạ dày.

Cách xử lý khi nuốt phải mắc cài niềng răng?

Điều trước hết là bạn không nên hoảng loạn, nếu mắc cài bị rơi ra bạn hãy làm sạch và cất nó đi để mang theo đến buổi hẹn với bác sĩ trong lần thăm khám tiếp theo của bạn.

Nếu mắc cài làm tổn thương nướu hoặc các phần mô mềm khác, bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha. Sáp chỉnh nha là một loại sáp có tác dụng bảo vệ má và nướu khỏi các tác động khi bị rớt mắc cài niềng răng.

Sáp chỉnh nha sẽ tạm thời bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng của bạn cho đến khi bạn đến phòng khám Nha khoa để điều trị.

Bạn cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được tự dùng tay để kéo chỉnh dây cung, không nhai thức ăn cứng và không được tự ý đính mắc cài tạm thời bằng bất kỳ cách nào.

Còn nếu trong trường hợp không may nuốt phải mắc cài và cảm thấy khó thở hay có bất kỳ cơn đau nào trong dạ dày của mình, bạn phải lập tức đến ngay phòng cấp cứu. Những dấu hiệu này có thể là do mắc cài bị kẹt trong phổi hoặc đường tiêu hóa.

Cách phòng tránh tình trạng nuốt mắc cài

Cẩn thận trong khi ăn uống

Mắc cài rất dễ dàng bị bung tuột khi có một lực tác động mạnh vào răng như ăn các thức ăn quá dai hay quá cứng. Cho nên, để phòng tránh mắc cài bị tuột khiến bạn có thể nuốt mắc cài niềng răng, bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai trong thời kỳ chỉnh nha.

Bên cạnh đó, bạn không nên ăn những thức ăn có chứa nhiều Axit bởi vì nó có thể làm mòn men răng nhanh chóng và làm cho mắc cài dây cung cũng bị ảnh hưởng. Việc ăn nhiều thức ăn chưa axit thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ nuốt phải mắc cài niềng răng.

Lưu ý trong quá trình ăn nhai, bạn nên nhai chậm và kỹ để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn và vô tình nếu mắc cài bị tuột bạn cũng có thể phát hiện ra, tránh được nhiều rủi ro.

Cẩn thận trong quá trình ăn uống
Cẩn thận trong quá trình ăn uống

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng với lực quá mạnh hay việc bạn sử dụng chỉ nha khoa sai cách cũng là nguyên nhân khiến cho mắc cài bị bung khỏi bề mặt răng. Cho nên, để đảm bảo an toàn, tránh được các rủi ro không đáng có, bạn hãy tham khảo cách đánh răng đúng cách, không đụng chạm mạnh đến dây cung và mắc cài.

Ngoài ra bạn nên dùng các dụng cụ đánh răng chuyên dành cho người niềng. Như vậy răng, nướu được phát triển khỏe mạnh, đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất.

Chăm sóc răng niềng đúng cách
Chăm sóc răng niềng đúng cách

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Đôi khi, kỹ thuật gắn mắc cài của bác sĩ không tốt hay chất liệu của mắc cài không được đảm bảo cũng là nguyên nhân làm cho mắc cài không dính chắc chắn lên bề mặt răng làm mắc cài dễ bung ra trong quá trình ăn nhai.

Cho nên, hãy tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ niềng răng uy tín, nơi áp dụng công nghệ hiện đại và có bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm giúp hạn chế nguy cơ bị bung tuột mắc cài.

Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN – Nơi hội tụ các chuyên gia, bác sĩ giỏi hàng đầu ngành chỉnh nha

Hiện nay niềng răng mắc cài là phương pháp có chi phí thấp nhất hiện nay so với các phương pháp niềng răng khác và khá phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một địa chỉ niềng răng uy tín và chất lượng nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì bạn không nên bỏ qua Nha khoa Quốc tế KAIYEN.

Với sứ mệnh mang lại nụ cười hoàn mỹ, Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN luôn đặt chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng lên hàng đầu.

Khách hàng đến với KAIYEN đều được tư vấn kỹ lưỡng và được bác sĩ đưa ra các giải pháp niềng răng phù hợp nhất cho từng khách hàng. Tiêu biểu là Bác sĩ Nguyễn Đức Trình – người đã thực hiện thành công hơn 2000 ca chỉnh nha, trong đó có hơn 1200 ca niềng răng mắc cài.

Nếu bạn có thắc mắc hay muốn lựa chọn giải pháp niềng răng phù hợp cho bạn thì hãy đến ngay với KAIYEN. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, thăm khám hoặc có thể tiến hành thay mắc cài sau khi bị rơi ngay tại đây

Với những thông tin chia sẻ phía trên về vấn đề nuốt mắc cài có sao không?, hy vọng bạn có thể biết cách xử lý tình huống khi bị rớt mắc cài niềng răng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *