Răng bị tụt lợi có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Tụt lợi là hậu quả của việc vệ sinh răng miệng không tốt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đáng lo ngại về răng miệng. Vậy răng bị tụt lợi có nguy hiểm không? Cách nào chữa trị hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này nhé!

Răng bị tụt lợi là gì?

Răng bị tụt lợi là tình trạng phần nướu bao quanh chân răng bị dịch chuyển xuống cuống răng, khiến cho thân răng bị lộ ra ngoài. Tụt lợi có thể chỉ xảy ra ở một số răng, cũng có thể ở cả hàm răng trên và hàm răng dưới.

Tụt nướu hàm trên là dạng tụt nướu dễ phát hiện do phần nướu bị rút để lộ phần trống giữa các răng gây mất thẩm mỹ. Tụt nướu hàm dưới khó phát hiện hơn do mặt trong của môi dưới bao phủ phần răng và nướu.

Dù là nướu hàm trên hay hàm dưới bị tụt gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Nên cần lưu ý các biểu hiện của tụt nướu dưới đây để phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu khi bị tụt lợi

Một số dấu hiệu khi bị tụt nướu như:

  • Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt với thức ăn nóng và lạnh
  • Hình dạng của răng bị thay đổi, răng dài ra và chân răng bị thưa, khoảng cách giữa nướu và răng tăng lên.
  • Thường bị chảy máu chân răng khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa
  • Nướu trở nên sưng đỏ và đau nhức
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Răng lung lay

Nguyên nhân gây ra tụt lợi

Tụt lợi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn các nguy cơ gây mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt lợi, bao gồm:

Do bệnh lý:

  • Viêm quanh răng, viêm lợi dẫn đến sưng tấy, chảy máu chân răng, nếu không điều trị kịp sẽ gây tụt lợi.
  • Viêm loét hoại tử cấp tính.

Do thói quen vệ sinh răng miệng:

  • Đánh răng sai cách (bàn chải quá cứng, đánh răng theo chiều ngang, 1 lần/ngày, quên đánh răng) gây ra tổn thương nướu, viêm lợi.
  • Dùng tăm xỉa răng không đúng cách làm tổn thương nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sai cách làm trầm trọng thêm tình trạng viêm lợi.

Do cấu trúc răng hàm bẩm sinh:

  • Khớp cắn bị lệch.
  • Nướu bị thu hẹp bẩm sinh.
  • Yếu tố di truyền.

Do yếu tố khác:

  • Chế độ ăn thiếu vitamin C.
  • Hút thuốc lá.
  • Thói quen xấu ở trẻ em (ngậm bút chì, mút tay) ảnh hưởng cấu trúc răng, tăng nguy cơ gây tụt lợi.

Răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Tình trạng tụt lợi thường gặp ở hàm dưới, xung quanh răng nanh. Tụt nướu ít xảy ra ở răng cửa và răng hàm, nếu có thì khi đó cũng đã tiến triển nghiêm trọng.

Nếu để tụt lợi nặng, phần chân răng không được bao phủ và bảo vệ sẽ rất dễ bị ăn mòn trong môi trường bên trong khoang miệng. Từ đó gây ra ảnh hưởng đến mạch quản và dây thần kinh quanh răng.

Răng bị tụt lợi có nguy hiểm không

Tụt lợi có thể điều trị dễ dàng khi được phát hiện kịp thời. Nếu không sẽ gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng như:

  • Tụt nướu khiến cho phần chân răng nhạy cảm bị lộ ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Từ đó gây ra triệu chứng: ê buốt, chảy máu chân răng, thậm chí là tiêu xương răng,…
  • Răng nhạy cảm, yếu hơn khiến cho việc vệ sinh cao răng khó khăn hơn. Các mảng bám đồ ăn còn sót lại trong khoang miệng sẽ gây ra hôi miệng. Hoặc nặng hơn có thể gây ra sâu răng.
  • Tụt lợi khiến cho răng trông dài hơn, ngả vàng và tạo kẽ hở lớn với răng bên cạnh gây mất thẩm mỹ.

Cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả

Điều trị tụt lợi nhẹ

Tụt lợi nhẹ chỉ xảy ra ở một hay một số răng. Bị tụt lợi nhẹ vẫn giữ được phần nướu bám vào chân răng, răng không bị lộ quá nhiều. Cách điều trị tụt lợi nhẹ được thực hiện đơn giản theo các bước:

  • Đến nha khoa để được bác sĩ cạo vôi răng và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.
  • Dùng gel ngậm Flour hay thuốc điều trị viêm lợi để phục hồi.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Tái khám định kỳ để không tái phát sau khi điều trị.

Điều trị tụt lợi nặng

Bị tụt nướu nặng sẽ gặp ở nhiều răng, thậm chí là cả hàm răng. Răng bị tụt nướu nặng có phần nướu bị viêm đỏ sưng tấy, chân răng bị hở nhiều khiến cho răng trở nên nhạy cảm. Để điều trị tụt nướu nặng thì phương pháp điều trị là can thiệp giải phẫu. Hiện nay có 3 phương án như:

  • Phương pháp 1: Nạo túi nha chu, thực hiện loại bỏ vi khuẩn khỏi túi nha chu. Sau đó thực hiện khâu mô lợi lại tại vị trí gốc răng lại.
  • Phương pháp 2: Ghép mô liên kết dưới biểu mô hoặc ghép nướu tự thân,…: Sử dụng mô bên trong miệng để bù đắp phần lợi đã bị tụt. Mô lợi được bù đắp có chức năng tái tạo lại nướu bình thường.
  • Phương pháp 3: Phẫu thuật ghép xương, phương pháp này chỉ được sử dụng khi được bác sĩ chỉ định thực hiện ghép xương đối với người có phần xương răng đã bị phá hủy quá nặng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn ghép xương phù hợp.
ghép nướu răng

Cách phòng tránh tụt lợi hiệu quả

  • Cách để ngăn ngừa tụt nướu là bạn phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor , dùng bàn chải mềm và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Thay bàn chải sau 3 tháng và dùng chỉ nha khoa.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và dùng thêm trà xanh, mật ong để ngăn tụt nướu.
  • Thăm khám răng miệng thường xuyên và cạo vôi răng định kỳ tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN
  • Loại bỏ những thói quen xấu và bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc lá.

Tụt lợi không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không được chủ quan. Nên để có được một hàm răng khỏe mạnh, bạn hãy đến Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để đồng hành khám định kỳ cũng như điều trị các vấn đề răng miệng nếu có.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *