Răng hô nặng có niềng được không?

Răng hô nặng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng. Vậy răng hô nặng có niềng được không?. Hãy tìm hiểu vấn đề này và cách khắc phục tình trạng răng hô nặng trong bài viết dưới đây.

Thế nào là răng hô nặng?

Răng hô nặng là răng hàm trên nhô ra về phía trước nhiều hơn so với hàm dưới và cấu trúc hàm bình thường.

So với hô nhẹ, tình trạng hô nặng dễ nhận biết hơn bằng mắt thường. Khi ngậm miệng ở tư thế nghỉ, phần xương hàm phía trên sẽ nhô ra thấy rõ so với hàm dưới.

Tuy nhiên để biết được mức độ hô nặng hay nhẹ, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chỉnh nha để được chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân răng bị hô hàm trên

Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng bị hô hàm trên, trong đó phải kể đến các yếu tố như:

  • Di truyền: Có khoảng 70% trường hợp răng hô hàm trên từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị răng hô hàm trên thì tỷ lệ con cháu cũng mắc phải sẽ cao hơn.
  • Dinh dưỡng: Ở giai đoạn thay răng, dinh dưỡng có rất vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình mọc và phát triển của răng. Vì vậy, nếu bé thiếu canxi, vitamin và khoáng chất… thì nguy cơ răng bị mọc lệch, mọc đè lên răng… gây ra răng bị hô hàm trên nhiều hơn.
  • Thói quen xấu ở giai đoạn mọc răng: Các thói quen của trẻ như dùng ti giả, đẩy lưỡi, mút ngón tay… trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến phát triển của xương hàm, gây ra răng hô hàm trên.
  • Xương hàm, răng phát triển mất cân đối: Xương hàm phát triển quá mức sẽ gây ra sự mất cân đối, đây cũng là nguyên nhân gây ra răng bị hô hàm trên.

Tác hại khi răng hô nặng

Tình trạng răng hô nặng gây ra nhiều vấn đề như:

  • Gây mất tự tin trong giao tiếp: Khi bị hô răng nặng, bạn sẽ không thể nói cười tự nhiên và thoải mái.
  • Ăn nhai khó khăn: Tình trạng hô làm cho 2 hàm răng không thể cắn khớp chính xác được, từ đó khiến cho việc ăn nhai khó khăn. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Do sai lệch khớp cắn, răng hô gây sự không đồng đều trong việc mọc răng, gây ra sự khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Về lâu dài làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như sâu răngviêm nha chu, viêm nướu,…
  • Ảnh hưởng đến phát âm: Sự sai lệch trong khớp cắn làm cho việc phát âm không thể được tròn vành, rõ chữ. Đây là nguyên nhân tạo nên các rào cản trong giao tiếp và giảm tự tin.

Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác mức độ hô và có phương pháp điều trị sai lệch phù hợp.

Răng hô nặng có niềng được không?

Niềng răng được xem là kỹ thuật điều trị răng hô được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng, hiệu quả việc điều trị răng hô thế nào thì còn tuỳ thuộc vào mức độ của mỗi người.

răng hô nặng có niềng được không

Trường hợp răng hô do phần răng thì niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng răng mọc không đều, chìa ra ngoài.

Trường hợp răng bị hô nặng liên quan đến cấu trúc xương thì niềng răng vẫn cho hiệu quả với những trường hợp hô không quá nặng. Vì thế, nếu răng bị hô hàm trên mà được thực hiện niêng từ giai đoạn 6-12 tuổi thì sẽ đạt hiệu quả sẽ rất cao, thậm chí là có thể khắc phục hoàn toàn.

Răng hô có thể niềng, tuy nhiên bằng kỹ thuật nào cũng tuỳ thuộc vào dạng hô, cụ thể:

  • Hô do răng thì khi thực hiện niềng sẽ nhằm mục đích kéo các răng cửa về phía sau, dựng thẳng trục răng;
  • Hô do xương thì khi niềng răng ít được cải thiện, phẫu thuật can thiệp vào phần xương hàm và răng thì hiệu quả sẽ cao hơn;
  • Hô do kết hợp cả xương và răng thì việc niềng răng chỉ với mục đích dựng thẳng trục răng. Còn để điều trị triệt để thì phải thực hiện phẫu thuật xương hàm, nếu chỉ niềng răng thì hiệu quả sẽ không cao.

Phương pháp niềng răng hô

Để khắc phục răng hô nặng có nhiều cách khác nhau. Răng hô nặng có niềng được không? Theo đó, niềng cũng là một phương pháp có hiệu quả với các trường hợp răng bị hô nặng.

Có 2 phương pháp niềng răng chính trong điều trị răng bị hô gồm:

Niềng răng hô nặng bằng mắc cài

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng mắc cài, dây cung, khí cụ chỉnh nha nhằm tạo ra lực kéo. Từ đó, giúp răng di chuyển về vị trí đúng như mong muốn. Có 2 loại mắc cài bao gồm:

  • Mắc cài sứ: giá cao, có màu giống răng thật nên tính thẩm mỹ cao. Nhưng lực kéo không mạnh, dễ vỡ, mẻ;
  • Mắc cài kim loại: chi phí rẻ, độ bền cao, lực kéo tốt, nhưng kém về tính thẩm mỹ, dễ gây đau, trầy xước nướu, má;
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại

Điều trị răng hô bằng mắc cài tuỳ vào điều kiện, tình trạng bạn có thể lựa chọn các loại mắc cài khác nhau.

Niềng răng Invisalign

Niềng Invisalign là phương pháp chỉnh nha hiện đại với rất nhiều ưu điểm. Đặc biệt là khay trong suốt giúp tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra, khay niềng được thiết kế phù hợp cho từng khuôn răng riêng biệt nên đảm bảo sự tác động đủ lực giúp cho răng di chuyển, cải thiện răng hô đạt hiệu quả tối ưu.

Kỹ thuật niềng răng này giúp bạn có thể tự tháo lắp, dễ dàng ăn uống, vệ sinh. Tuy nhiên, chi phí niềng răng Invisalign cũng có giá thành khá cao.

Niềng răng Invisalign hoạt động như thế nào?
Niềng răng Invisalign

Lưu ý cần biết để khắc phục răng hô nặng hiệu quả

Để khắc phục tình trạng răng hô nặng hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt. Đối với trẻ nghi ngờ bị hô răng nên tầm soát và chỉnh nha trong độ tuổi vàng từ 6 đến 15 tuổi vì lúc này xương hàm đang trong quá trình phát triển sẽ giúp cho quá trình nắn chỉnh được hiệu quả hơn. Đừng chần chừ để răng bị hô quá nặng sẽ làm thời gian điều trị kéo dài thêm và tốn kém chi phí.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tuân thủ theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình thực hiện. Tái khám đúng lịch hẹn để kịp thời xử lý các biến chứng phát sinh và đảm bảo liệu trình điều trị diễn ra đúng.

Trên đây là các điều cần biết về câu hỏi răng hô năng có niềng được không?. Theo đó, tình trạng này vẫn có thể niềng răng để khắc phục được. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá, từ đó biết chi tiết về lộ trình niềng răng dành cho răng hô nặng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *