Răng nhiễm Tetracycline là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây ra

Tình trạng răng nhiễm Tetracycline không quá hiếm gặp, tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến răng bị xỉn màu. Vậy răng nhiễm Tetracycline là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trang này thì hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Răng nhiễm Tetracycline là gì?

Tetracyline là một loại kháng sinh phổ biến. Loại này có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như vi khuẩn gram dương, gram âm,… Tetrecyline có thể điều trị một số bệnh như: Nhiễm khuẩn Chlamydia (nhiêm khuẩn đường tiết niệu,…), tiêu chảy cấp do khuẩn tả gây ra, Mycoplasma (bệnh viêm phổi,…).

Răng nhiễm tetracycline là gì?

Tuy nhiên, khi sử dụng Tetracycline, nhiều người đã xuất hiện các biểu hiện bất thường. Điều này là do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh. Cụ thể là tình trạng răng bị nhiễm màu. Việc sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline còn có thể gây một số tác dụng phục khác như khiến dạ dày khó chịu, có đốm trắng gây đau nhức trong miệng, … Nghiêm trọng hơn là gây đau đầu, sốt cao, phát ban đỏ, …

Tình trạng răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline khiến cho răng bị ố vàng hoặc đen sẫm, loang lổ, … Những răng bị nhiễm kháng sinh là răng tối màu từ ở trong mô răng. Sự nhiễm màu này hoàn toàn khác so với nhiễm màu từ thực phẩm. Thời gian sử dụng thuốc càng lâu, tình trạng răng nhiễm màu, ố vàng sẽ càng nặng.

Nguyên nhân làm răng nhiễm Tetracycline

Răng nhiễm Tetracycline thường xảy ra ở trẻ em hơn là người lớn. Khi uống kháng sinh Tetracycline đi vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi ở trong xương gây hỏng men răng. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu.

  • Đối với trẻ em: Do sử dụng kháng sinh Tetracycline để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Hoặc do người mẹ trong quá trình mang thai có uống Tetracycline gây ảnh hưởng đến thai nhi, ngăn chặn sự phát triển xương của trẻ.
  • Đối với người lớn: Do sử dụng thuốc kháng sinh như Doxycyline, Minocyline khiến cho răng bị nhiễm Tetracycline.

Tình trạng răng nhiễm Tetracycline có thể xảy ra ở một vị trí nào đó trên hàm răng hoặc toàn bộ bề mặt răng. Những trường hợp bị nhiễm quá nặng sẽ tạo thành những lỗ nhỏ trên bề mặt răng, gây yếu men răng.

Dấu hiệu răng bị nhiễm màu Tetracyclin

Không khó để có thể nhận biết dấu hiệu răng bị nhiễm Tetracycline khi quan sát bằng mắt thường. Răng chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đen hoặc xám,… chỉ trong thời gian ngắn. Tùy vào tần suất sử dụng thuốc sẽ kéo theo ố màu trên răng nhiều hay ít. Có 4 cấp độ răng nhiễm kháng sinh như:

  • Cấp độ 1: Các vết ố vàng nhỏ, phân bố không đều, nhạt màu và xuất hiện chủ yếu ở răng cửa.
  • Cấp độ 2: Răng có màu vàng sậm hơn, sau đó là đến màu nâu và xám. Khi này, tình trạng răng nhiễm Tetracycline đã nặng hơn tạo thành các mảng ố xuất hiện ở nhiều vị trí ở trên răng.
  • Cấp độ 3: Mức độ nhiễm Tetracycline nặng hơn, chuyển sang màu nâu, xám đen hoặc tím xanh và có dải màu rõ rệt.
  • Cấp độ 4: Không chỉ biến đổi màu mạnh, men răng cũng bị mòn, dải màu khá đậm nét.

Nhiều người hay chủ quan không để ý đến sự biến đổi màu của răng. Trong thời gian điều trị bệnh. Nhiều người còn nghĩ rằng răng chỉ bị xỉn màu khi dùng thuốc. Khi ngưng dùng thuốc thì sẽ không còn nữa. Quan điểm này không đúng, đối với việc sử dụng kháng sinh như Tetracycline.

Dấu hiệu răng nhiễm tetracycline

Những ảnh hưởng của răng bị nhiễm Tetracycline

Tình trạng răng bị nhiễm màu kháng sinh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Như là thời điểm sử dụng thuốc, thời lượng và liều lượng bạn dùng thuốc. Sự thay đổi màu sắc của răng sẽ từ màu tự nhiên chuyển sang vàng, nâu hoặc xám. Tình trạng này có thể diễn ra ở một phần hoặc toàn bộ hàm răng. Và răng có thể tồn tại những dải màu khác nhau, không đồng nhất.

Với những trường hợp nhiễm màu nặng hơn, răng xuất hiện một vài khuyết điểm khác như mất đi hình dạng tự nhiên của men răng, thay đổi cấu trúc của răng, …

Hàm răng bị nhiễm màu kháng sinh thường không thể đảm bảo được về độ khỏe mạnh. Chức năng ăn nhai của răng cũng bị ảnh hưởng, dễ xuất hiện tình trạng ê buốt và nguy cơ mắc các bệnh lý sẽ cao hơn.

Tuy khi bị nhiễm màu Tetracycline, sức khỏe không bị ảnh hưởng quá nhiều. Thế nhưng tính thẩm mỹ của hàm răng lại xuống cấp một cách trầm trọng. Điều này có thể khiến cho bạn mất đi sự tự tin, gặp khó khăn, cản trở trong giao tiếp hàng ngày.

Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?

Răng bị nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không? Đây là câu hỏi khá phổ biến và nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, răng nhiễm Tetracycline ở cấp độ 1, 2 vẫn có thể thực hiện tẩy trắng được. Sang cấp độ 3, khả năng tẩy trắng răng sẽ khó hơn. Các trường hợp răng bị nhiễm Tetracyclin ở cấp độ 4 sẽ không thể tẩy trắng răng được bằng mọi cách. Khi này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục hiệu quả khác.

Phương pháp điều trị răng nhiễm Tetracycline

Tình trạng răng bị nhiễm Tetracycline nhẹ

Trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nhẹ là khi thay đổi màu sắc chứ bên trong răng chưa bị ảnh hưởng. Bạn có thể áp dụng phương pháp tẩy trắng để cải thiện.

Tẩy trắng răng là phương pháp cải thiện màu sắc, giúp cho răng trắng sáng hơn. Phương pháp này sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa giữa thuốc tẩy cùng với năng lượng ánh sáng. Những chuỗi protein trong răng bị cắt đứt từ đó loại bỏ những vết xỉn màu, đem lại một hàm răng trắng bóng như ban đầu.

Tẩy trắng răng

Tình trạng răng nhiễm bị Tetracycline nặng

Trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh do dùng Tetracycline quá lâu hoặc khi còn nhỏ sẽ khiến cho răng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi này phương pháp tẩy trắng răng sẽ không còn tác dụng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp đem lại hiệu quả phục hình thẩm mỹ cao hơn như bọc răng sứ.

Những lưu ý cần biết để tránh tình trạng răng nhiễm Tetracycline

Răng nhiễm Tetracycline ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Không những thế, nếu để tình trạng trở nên nghiêm trọng sẽ rất khó có thể khắc phục và gây tốn kém. Vì vậy, để phòng tránh và hạn chế trình trạng này, bạn cần lưu ý thực hiện tốt các điều dưới đây:

  • Hạn chế sử dụng Tetracycline hoặc những loại thuốc tương tự. Bạn cũng không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh. Nhất là phụ nữ mang thai bắt buộc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần. Nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Quan sát màu răng, bạn nên khám răng đình kỳ 6 tháng/lần. Nếu có bất kỳ thay đổi nào sẽ được bác sĩ tư vấn khắc phục kịp thời.

NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *