Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ?

Răng sâu bị vỡ là dấu hiệu cảnh báo là sâu răng đã tiến triển nặng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Vậy răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ cho bạn câu trả lời.

Như thế nào là răng bị sâu vỡ?

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tấn công, ăn mòn các tổ chức cứng của răng và tạo lỗ ở trên bề mặt răng. Sâu răng sẽ tiến triển theo từng giai đoạn. Giai đoạn sâu răng nhẹ khi trên răng có các vết đen li ti và xuất hiện lỗ nhỏ.

Răng sâu bị vỡ

Theo thời gian, các lỗ sâu nhỏ sẽ to dần và đi kèm đau nhức răng từ ít đến nhiều. Khi răng sâu càng nặng, các mảnh vỡ trên răng sẽ càng lớn hơn. Nếu không tìm cách khắc phục sớm, sâu răng sẽ ăn mòn men răng và ngà răng ở phần thân răng, dần để lộ chân răng ra bên ngoài.

Các biến chứng khi răng sâu bị vỡ

Răng sâu bị vỡ gây ra nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.

Răng mất chức năng ăn nhai

Sâu răng kéo dài sẽ làm tổ chức cứng của răng bị phá hủy nhiều hơn, khiến cho răng dễ bị vỡ, mẻ. Một khi răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng, răng sẽ không còn đảm bảo chức năng ăn nhai nữa.

Đau nhức kéo dài

Khi tổ chức cứng của răng bị mất đi, tủy răng sẽ không còn lớp bảo vệ nữa, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công trực tiếp vào các dây thần kinh bên trong tủy răng. Gây ra các cơn đau nhức dai dẳng, kéo dài, thậm chí cơn đau lan đến cả đầu.

Hôi miệng

Răng sâu tạo hốc cùng với răng vỡ, mẻ sẽ làm thức ăn dễ bị mắc kẹt, gây ra hôi miệng. Chưa kể khi răng vỡ, mẻ nướu ở kẽ răng dễ bò vào trong khoảng trống hốc sâu răng. Do bị chà sát khi ăn nên phần nướu này dễ bị sưng và chảy máu, từ đó gây ra viêm nhiễm và đây cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Áp xe răng

Khi răng sâu nứt, vỡ, vi khuẩn sẽ tấn công vào chân răng và nướu gây ra viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ lây lan sang các răng bên cạnh hoặc hình thành túi mủ tại vị trí sâu răng.

Cách điều trị áp xe răng

Viêm tủy răng, viêm chóp răng, viêm xương hàm 

Răng sâu vỡ nếu không sớm tìm cách khắc phục, sâu răng sẽ ăn vào tủy răng và gây ra viêm nhiễm tủy. Khi viêm nhiễm lây lan xuống vùng chóp răng sẽ làm nhiễm trùng ở vùng chóp. Khi này răng không chỉ đau nhức mà còn có dấu hiệu bị lung lay, nướu sưng to, hình thành các ổ abscess chóp răng.

Vùng chóp bị viêm nhiễm lâu ngày, ổ nhiễm trùng sẽ ngày càng lan rộng làm ảnh hưởng đến những răng bên cạnh, gây viêm xương hàm, tạo thành ổ nhiễm trùng khó kiểm soát. Ổ nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng, tạo nang to làm cho xương hàm bị phá hủy dẫn đến gãy xương hàm, gây tổn thương đến thần kinh, mạch máu,…

Răng sâu bị vỡ phải làm sao?

Trường hợp chân răng còn tốt

Nếu răng sâu nứt, vỡ nhưng chân răng vẫn còn tốt, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Vệ sinh sạch sẽ quanh chân răng, loại bỏ phần lợi thừa lấp kín phần chân răng.
  • Điều trị tủy cho chân răng còn lại: lấy hết phần tủy bị tổn thương, viêm nhiễm ở chân răng, làm sạch ống tủy bên trong và tiến hành trám bít ống tủy.

Tùy vào phần tổ chức cứng của răng còn nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục thích hợp. Nếu răng sâu chỉ bị vỡ một mảnh nhỏ thì bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách trám răng. 

Còn nếu răng bị vỡ một mảng lớn hoặc gãy cả thân, bác sĩ sẽ bọc răng sứ. Mão răng sứ bên ngoài sẽ giúp bảo vệ phần răng thật bên trong, đảm bảo chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ.

Trường hợp chân răng yếu, không thể bảo tồn

Nếu chân răng quá yếu, viêm nhiễm lan rộng không thể bảo tồn răng được, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Nhổ bỏ răng, làm sạch ổ viêm nhiễm để tránh nhiễm trùng lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
  • Phục hình răng bị mất bằng phương pháp trồng răng Implant để có thể đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.

Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ?

Tùy vào từng tình trạng sâu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định nên thực hiện trám răng sâu hay bắt buộc phải nhổ bỏ.

Trường hợp răng mới chớm sâu hoặc răng sâu bị vỡ, mẻ ít, chưa gây ra viêm tủy, bác sĩ sẽ thực hiện trám răng. Đây là giải pháp điều trị răng sâu hiệu quả, tiết kiệm và giúp bảo tồn răng thật tối đa.

Vậy răng sâu bị vỡ có nên nhổ không? Trường hợp răng bị tổn thương quá nặng, bị chết tủy, gây ra nhiễm trùng xương ổ răng, áp xe răng, đồng thời chân răng có dấu hiệu bị lung lay thì không thể giữ răng được nữa. Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa các nguy cơ viêm làm nhiễm toàn bộ khoang hàm.

Sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần phải áp dụng biện pháp phục hình răng như cấy ghép Implant để đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, tránh các biến chứng do mất răng lâu ngày gây ra.

Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ

Cách Phòng Ngừa Bệnh Sâu Răng Hiệu Quả:

Để ngăn ngừa bệnh lý sâu răng bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN khuyên bạn nên tuân thủ một số chỉ định sau:

  • Nên đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kết hợp cùng với chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm tăng hiệu quả làm sạch răng.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, canxi, vitamin… để tăng cường sức đề kháng.
  • Nên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng để loại bỏ vôi răng, kiểm tra răng miệng để phát hiện sâu răng kịp thời hay chữa trị bệnh lý khác.

Qua bài viết trên bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Đây là tình trạng sâu răng khá nặng, gây biến chứng viêm nhiễm ở tủy răng và chóp răng. Do đó, việc điều trị thường phức tạp và tốn kém.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *