Tráng men răng là một kỹ thuật nha khoa hiện đại giúp cải thiện độ chắc khỏe của men răng và làm màu sắc trắng sáng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế nhất định. Hãy tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này ở ngay bài viết dưới đây.
Tráng men răng là gì?
Tráng men răng hay trám men răng, là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa để trám lên bề mặt trống của răng nhằm thay đổi màu sắc và hình dạng. Nhờ vậy giúp bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài khiến cho răng sâu hoặc bị bào mòn.
Vật liệu được đánh giá cao đó là composite. Nó có màu sắc tương ứng như răng thật, có khả năng chống bào mòn cao. Mặt khác chất liệu này có thể dễ dàng nặn, tạo hình theo dáng răng như mong muốn. Composite an toàn với cơ thể người, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trường hợp nào thực hiện tráng men răng?
Dưới đây là một số trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định tráng men răng để cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng của răng:
- Răng bị ố vàng, men răng không còn tốt.
- Bị mòn men răng mà không rõ nguyên nhân.
- Bị thiếu sản men răng.
- Răng yếu khi ăn uống cảm thấy bị ê buốt, đau nhức.
- Cải thiện men răng, bảo vệ răng tránh khỏi các bệnh lý về răng miệng.
Những ưu điểm và nhược điểm của tráng men răng
Ưu điểm của tráng men răng
Tráng men răng dùng lớp men nhân tạo để tái tạo, củng cố men răng thật bị hư hại. Mang đến các ưu điểm vượt trội như:
- Phòng ngừa tình trạng sâu răng và mất khoáng
Việc kết hợp giữa tráng men răng và công nghệ tái khoáng bổ sung thêm florua, giúp cho men răng được tái tạo lại hoàn toàn cũng như không bị mất khoáng. Từ đó hình thành nên lớp bảo vệ cứng chắc và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn sâu răng.
- Ngăn cản axit và vi khuẩn tiếp xúc được ngà răng
Với lớp men răng nhân tạo thay thế cho men răng cũ và trở thành lớp bảo vệ sẽ ngăn chặn được các tác nhân có hại như thực phẩm, axit, vi khuẩn… xâm nhập, gây hại đến ngà răng.
- Khôi phục lại màu răng
Màu sắc của vật liệu phủ men răng có màu trắng ngà như màu răng thật, nên thích hợp để cải thiện tình trạng xỉn màu, ố vàng răng.
- Cải thiện vấn đề nha khoa:
Tráng men răng có thể cải thiện các vấn đề nha khoa như mòn men răng và thiểu sản men răng. Ngoài ra, phương pháp này còn phòng ngừa các bệnh răng miệng như sâu răng, mòn men, răng nhạy cảm… giúp răng duy trì được độ chắc khỏe và kéo dài tuổi thọ cho răng.
Nhược điểm của tráng men răng
Bên cạnh các ưu điểm thì tráng men răng vẫn có nhược điểm mà bạn cần biết như sau:
- Độ bền không cao:
Lớp men răng nhân tạo không có được độ bền cao và sẽ bị bào mòn theo thời gian, nên phải cần thực hiện lại sau khoảng 6 tháng.
- Lớp tráng dễ xỉn màu:
Vật liệu để tráng men răng gần giống với chất liệu composite, chúng có chung đặc tính là dễ bị xỉn màu sau một khoảng thời gian sử dụng.
- Không có tác dụng đối với răng bị nhiễm màu nặng:
Với các răng ố vàng lâu năm hay bị nhiễm màu kháng sinh thì giải pháp này sẽ không giúp răng trắng sáng hơn. Độ bền cũng sẽ thấp hơn.
- Lớp tráng men không tốt cho dạ dày:
Nếu lớp tráng bị nứt vỡ thì rất khó để phát hiện và dễ nuốt luôn vào trong bụng. Khi này dạ dày phải hoạt động nhiều hơn do vật liệu này rất khó tiêu hóa, điều này có thể gây ra đau dạ dày, loét dạ dày…
Phương pháp này có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?
Dù phương pháp này được mọi người lựa chọn và áp dụng nhiều nhưng vẫn còn tồn tại nhiều sự lo lắng, liệu rằng tráng men răng có gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng không? Theo các bác sĩ, phương pháp này dùng lớp tráng men là vật liệu composite cao cấp, an toàn, kết hợp công nghệ chiếu đèn hiện đại để áp vào răng nhằm giúp che đi các khuyết điểm trên răng.
Khi thực hiện phương pháp này, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cũng không ảnh hưởng đến cấu tạo bên như tủy, men răng, ngà răng mà còn giúp bảo vệ răng tránh được các bệnh lý về răng miệng như sâu răng.
Và phương pháp này thực hiện cũng không gây đau nhức, hay ảnh hưởng đến nướu.
Nên tráng men răng hay tẩy trắng răng hiệu quả hơn?
Nên tráng men răng hay tẩy trắng răng sẽ hiệu quả hơn? Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp dành cho bạn. Nếu bạn gặp tình trạng răng bị ố, xỉn màu nhẹ thì có thể thực hiện tráng men răng. Nếu răng bị nhiễm fluor, nhiễm tetracycline hoặc xỉn màu nặng thì tráng men không thực sự hiệu quả. Phần men răng nhân tạo không đủ để che lấp các vết ố màu trên răng thật. Lúc này, bạn nên chọn tẩy trắng răng hoặc bọc sứ sẽ phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, với chất liệu composite thì sẽ bị nhiễm màu trở lại sau một thời gian. Nên xét về tính lâu dài và hiệu quả thì tẩy trắng răng sẽ hiệu quả hơn tráng men răng.
Một số lưu ý sau khi trám men răng
Nếu không có chế độ chăm sóc, bảo vệ tốt thì lớp tráng men sẽ nhanh chóng xuống cấp, làm răng trở nên xỉn màu và dễ gãy vỡ. Do đó, để bảo vệ lớp tráng men cũng như kéo dài được thời gian sử dụng, cần chăm sóc và bảo vệ răng:
- Tránh không dùng các thực phẩm quá cứng, quá dai, nóng hay lạnh. Bởi mới tráng lớp men mới chưa thích nghi với môi trường mới.
- Không nên ăn uống ngay sau khi tráng men răng. Phải để cho vật liệu đông cứng mới có thể ăn uống được. Tùy vào vật liệu mà thời gian đông cứng có thể khác nhau. Bác sĩ khuyến cáo sau 2 tiếng tráng men mới có thể ăn uống được bình thường.
- Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng, không dùng lực và chà xát mạnh.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Không dùng tăm trẻ để xỉa răng nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
- Tái khám răng định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên đây giúp mọi người hiểu hơn về phương pháp tráng men răng để thực hiện cải thiện thẩm mỹ cũng như bảo vệ răng tốt hơn.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh