Tụt lợi có niềng răng được không? Những lưu ý cần biết

Tình trạng tụt lợi, tụt nướu hiện nay khá phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Việc áp dụng phương pháp niềng răng cũng bị cản trở khá nhiều. Vậy tụt lợi có niềng răng được không?

Tụt lợi là bệnh gì?

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng xảy ra khi phần lợi bị tụt về phía chân răng, dẫn đến tình trạng thân răng dài hơn trước. Tình trạng tụt lợi có thể xuất hiện ở một răng, nhiều răng hay thậm chí là toàn bộ hàm bao gồm cả hàm trên và cả hàm dưới. Tụt lợi ở hàm trên thường sẽ dễ nhận thấy hơn ở hàm dưới. Đặc biệt, tình trạng này thường gặp nhất ở vị trí răng nanh.

tụt lợi là gì?

Các triệu chứng của bị tụt lợi

Tụt lợi không phải lúc nào cũng gây đau đớn. Tụt lợi xảy ra rất từ từ, cho nên nhiều người không biết rằng lợi của họ đang có vấn đề. Điều quan trọng là duy trì đến nha khoa thường xuyên để có thể được kiểm tra các vấn đề răng miệng trong giai đoạn đầu.

Các triệu chứng của tụt lợi có thể xảy ra. Nhưng nếu không được điều trị, thì có thể trở nên nghiêm trọng hơn như cười hở răng, mất xương.

Lợi có thể tiếp tục bị tụt xuống và làm lộ ra chân răng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nha chu và khả năng mất răng. Vì vậy, điều quan trọng là phải khắc phục tình trạng tụt lợi càng sớm càng tốt trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân gây ra tụt lợi

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi là vệ sinh răng miệng không đúng cách. Điều này tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám lại, tích tụ tạo thành vôi răng. Vôi răng là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó gây ra tình trạng viêm nướu và dẫn đến tụt lợi. Ngoài ra, người có răng khấp khểnh, răng mọc lệch rất khó đánh răng sạch sẽ vì thức ăn dễ bị mắc lại ở kẽ răng. Khi đó, vôi răng cũng được hình thành, khiến cho phần lợi bị tiêu giảm.

Bạn cần nắm rõ các nguyên nhân này để sớm có biện pháp can thiệp phù hợp. Không nên chủ quan, trì hoãn việc chữa trị. Bởi tụt lợi kéo dài làm tăng nguy cơ gây mất răng vĩnh viễn; đồng thời, làm cho răng bị dài và to, mất đi tính cân xứng của khuôn miệng, cũng như gây ra các bệnh lý viêm nha chu, viêm chân răng.

Bị tụt lợi có niềng răng được không?

Như những bệnh lý về răng khác, tụt lợi có nhiều giai đoạn với các biểu hiện khác nhau, theo đó sẽ biểu hiện và mức độ của mỗi người sẽ khác nhau. Nếu được phát hiện sớm, tụt lợi sẽ dễ điều trị, có thể khỏi trong thời gian ngắn.

Vấn đề bị tụt lợi có niềng răng được không, còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ.

Tụt lợi có niềng răng được không?

Trong trường hợp bị tụt lợi nhẹ: Nếu hàm và lợi vẫn đảm bảo khỏe mạnh, chắc chắn thì vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, cần phải có sự theo dõi, chăm sóc thường xuyên của bác sĩ và có liệu trình niềng răng khác so với khi niềng răng bình thường.

Trường hợp tụt lợi ở mức độ nặng: Khi lợi quá yếu sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, nếu có thêm tác động từ niềng răng thì răng của bạn sẽ bị hỏng, tổn thương. Vì vậy, trong trường hợp này không thể niềng răng.

Để đánh giá được mức độ nặng, nhẹ của tình trạng tụt lợi, bạn cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa. Trước khi quyết định có niềng răng hay không bạn cần thông báo rõ tình trạng hiện tại của bạn cho bác sĩ để được đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị vì việc điều trị tụt lợi không tốt có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng sau này.

Những rủi ro có thể xảy ra nếu niềng răng khi bị tụt lợi

Niềng răng khi răng tụt lợi, điều này có nghĩa là việc tác động vào răng khi răng đang nhạy cảm. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm, thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc không có kế hoạch điều trị tối ưu thì có thể dẫn đến các rủi ro không mong muốn, như:

  • Gây mùi hôi khó chịu.
  • Mô lợi bị kích thích, khiến cho bạn bị viêm nướu, đau răng mỗi khi chân răng dịch chuyển.
  • Lực kéo của hệ thống mắc cài nếu quá mạnh có thể khiến cho răng bị lung lay, gãy, dẫn đến mất răng. 
  • Nếu thực hiện chỉnh nha không hiệu quả thì tình trạng tụt lợi sẽ tiếp tục diễn ra, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Vì vậy trước khi niềng răng, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giúp cho quá trình điều trị được kiểm soát tốt. Khi đó, không chỉ chữa khỏi tụt lợi, tính thẩm mỹ mà còn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn và khỏe mạnh hơn. 

Bị tụt lợi cần lưu ý những gì khi niềng răng?

Nếu bạn được bác sĩ chỉ định niềng răng hoặc đã điều trị tụt lợi khỏi hoàn toàn thì bạn cần lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo cho sức khỏe cũng như kết quả niềng răng được như mong muốn:

Nên điều trị tụt lợi trước khi niềng răng

Khi niềng răng, răng phải chịu nhiều lực kéo, lực siết của mắc cài và dây cung, đồng thời răng cũng phải được cố định trên cung hàm. Cho nên, chân răng hay lợi đóng vai trò giúp giữ răng nên phải thực sự chắc khỏe. Nếu tình trạng tụt lợi không được xử lý có thể dễ dẫn đến mất răng.

Do đó, trước khi thực hiện niềng răng, bạn cần điều trị dứt điểm tụt lợi trước. Tùy vào mức độ bị tụt lợi mà thời gian chữa trị cũng sẽ khác nhau, sau khi các mô được chữa khỏi và ổn định thì bạn có thể bắt đầu thực hiện niềng răng như bình thường.

Chú ý chăm sóc răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng và cần thiết đối với người đang niềng răng. Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi tái phát. Ngoài việc đánh răng, làm sạch hàng ngày, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn nhất là giai đoạn đầu niềng răng. Bạn nên hạn chế các đồ ăn quá dai hoặc quá cứng, thay vào đó là thức ăn mềm và nhiều rau xanh.

Khám răng định kỳ

Đây là yếu tố quan trọng vì người bị tụt lợi thì răng sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng định kỳ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà đồng thời phát hiện các vấn đề phát sinh để kịp thời đưa ra hướng giải quyết.

Qua bài viết trên đây về vấn đề tụt lợi có niềng răng được không?. Tụt lợi có thể xảy ra với nhiều người, tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cho bạn bị tụt lợ. Nếu răng của bạn lệch lạc, khấp khểnh khiến lợi của bạn bị tụt, thì niềng răng có thể là một giải pháp tuyệt vời dành cho bạn!

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *