Nha chu là tổ chức xung quanh răng, bao gồm: nướu răng, men chân răng (cementum/Xê-măng), dây chằng, xương ổ răng, (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng). Chức năng của nha chu là giữ cho chân răng vững chắc, giúp răng chắc khỏe. Phần nướu ôm sát lấy răng, vừa bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới vừa ngăn ngừa xâm nhập của vi khuẩn tấn công răng.
Viêm nha chu có thể xem là bệnh lý răng miệng phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm, một trong những nguyên nhân gây mất răng. Cùng KAIYEN tìm hiểu những thông tin cần biết về chủ đề này.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm gây hôi miệng, nướu bị sưng đỏ, chảy máu chân răng đau nhức. Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây đau nhức khi nhai, tụt nướu, hình thành các túi nha chu, phá huỷ xương ổ răng và mất răng.
Tại sao phải điều trị bệnh viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu là bệnh phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả như:
- Gây hôi miệng, chảy máu chân răng, khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, khó khăn trong giao tiếp.
- Gây rối loạn các khớp cắn, suy yếu lực nhai, đau nhức khi nhai.
- Răng lệch ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
- Nguy cơ gây áp xe răng (Apscess) làm chết tủy ngược dòng.
- Phá hủy các mô nâng đỡ răng, khiến răng bị lung lay, làm viêm ổ xương răng, mất răng.
Trường hợp nên chữa bệnh viêm nha chu
- Nướu bị đỏ, sưng hoặc chảy máu
- Nướu bị tụt
- Răng lung lay
- Hơi thở có mùi khó chịu
Quy trình điều trị viêm nha chu
- Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang,
- Bước 2: Lên kế hoạch điều trị
- Bước 3: Tiến hành điều trị theo mức độ KH
- Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị
Lưu ý khi điều trị viêm nha chu
Lưu ý trước khi điều trị viêm nha chu
- Có chế độ ăn uống khoa học. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn những đồ ăn có màu sậm. Hoặc sau khi ăn nên đánh răng và súc miệng.
- Không dùng, hạn chế các chất kích thích: Rượu, bia, hút thuốc lá.
- Bên cạnh việc đánh răng, bạn cần dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa hàng ngày. Nó sẽ giúp bạn làm sạch hết các mảnh vụn thức ăn trong kẽ răng mà việc đánh răng không thể làm được.
Lưu ý sau khi điều trị viêm nha chu
- Sau khi điều trị xong, nếu cảm thấy vết thương bị quá đau hoặc chảy máu. Bạn cần theo dõi và đến gặp nha sĩ để được kiểm tra lại cẩn thận.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và phù hợp. Trong một vài ngày đầu sau khi điều trị, không nên uống các đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng. Ăn những đồ ăn mềm hoặc lỏng cho đến khi vết thương được lành hẳn.
- Khi vệ sinh răng miệng cần phải chú ý và tỉ mỉ, không được đánh quá mạnh vào vết thương mới được điều trị.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh