Áp xe răng khôn là một bệnh lý nha khoa tương đối phổ biến hiện nay, không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vậy áp xe răng khôn là gì? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Tất cả câu hỏi này sẽ được các chuyên nha tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN giải đáp.
Áp xe răng khôn là tình trạng gì?
Áp xe răng khôn là tình trạng răng khôn (răng số 8) bị nhiễm trùng nặng, vi khuẩn phát triển hình thành nên ổ mủ ở chân răng. Tình trạng này thường là hệ quả do viêm tủy cấp, viêm nướu, sâu răng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây ra.
Triệu chứng nhận biết bị áp xe răng khôn:
- Răng khôn đau nhức nhiều ngay khi không ăn uống hay giao tiếp. Mức độ đau tăng lên nếu ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay khi nhai thức ăn dai, cứng.
- Vùng lợi ở vị trí răng số 7 và số 8 có dấu hiệu bị sưng đỏ, đau nhức và có mủ.
- Bị hôi miệng ngay cả khi đã vệ sinh răng sạch sẽ.
- Có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và nổi hạch ở cổ.
- Khi ấn tay vào răng có dấu hiệu lung lay nhẹ và đau nhói.
- Một số trường hợp có thể bị viêm họng, viêm amidan do vi khuẩn tấn công vào các mô mềm ở trong khoang miệng.
Vì sao răng khôn lại bị áp xe?
Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng, cho nên việc vệ sinh răng này thường gặp nhiều khó khăn. Theo thời gian, mảng bám trên răng sẽ ngày càng nhiều và bị khoáng hóa, từ đó vi khuẩn sẽ phát triển gây ra viêm nhiễm mô nướu và làm hại men răng, tuỷ răng, hình thành nên các ổ mủ áp xe.
Bên cạnh đó, răng khôn bị áp xe còn do một số nguyên nhân khác như:
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đây là nguyên nhân gây ra áp xe răng khôn
- Người mắc phải các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch đều có nguy cơ bị áp xe răng khôn cao hơn so với người thường
- Đã mắc phải một số bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn tới tình trạng áp xe răng khôn
- Quá trình rút tủy để điều trị sâu răng còn nhiều sai sót cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý áp xe răng khôn
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh lý áp xe răng khôn nguy hiểm này. Và dù là nguyên nhân gì thì việc nhanh chóng điều trị kịp thời vẫn quan trọng hơn cả!
Răng khôn bị áp xe có nguy hiểm không?
Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra đau đớn. Dù không quan trọng nhưng khi bị áp xe răng khôn, vẫn gây ra những ảnh hưởng đối với sức khoẻ như:
- Tiêu xương hàm do không điều trị áp xe răng kịp thời
- Răng khôn bị áp xe chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến răng số 7 bởi vì chúng có vị trí liền kề nhau. Răng số 7 có thể gặp các vấn đề như viêm nướu, lung lay,….
- Khi không điều trị kịp thời, túi áp xe sẽ vỡ ra và vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan khác trên cơ thể như não, mạch máu và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm họng,…
- Tình trạng đau nhức kéo dài sẽ khiến cho bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, gây ảnh hưởng trầm trọng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Cách điều trị áp xe răng khôn
Đối với trường hợp răng số 8 mọc thẳng
Nếu răng khôn mọc thẳng, không gây đau nhức quá nhiều, bạn có thể tự mình khắc phục tình trạng áp xe răng tại nhà bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, cẩn thận
- Ngậm nước muối pha loãng với nồng độ phù hợp ít nhất 1 lần/ngày để giúp thuyên giảm tình trạng áp xe răng khôn
- Sử dụng đá chườm để giảm đau nhức và sưng tấy
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh như Amoxicillin, Doxycycline,…
Đối với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến bạn, tránh tình trạng tái nhiễm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ răng khôn. Trước khi nhổ bỏ, bạn sẽ được tiến hành loại bỏ túi áp xe, vệ sinh răng sau đó mới tiến hành nhổ răng.
Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng đau nhức, sốt cao kéo dài, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để răng bớt sưng, ngưng sốt, bác sĩ mới tiến thành nhổ răng khôn và khâu vết thương lại
Tùy thuộc vào tình trạng mà có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đến tính mạng. Vì vậy việc kiểm tra răng miệng thường xuyên là điều vô cùng cần cần thiết.
Đặc biệt là khi bạn bắt đầu có triệu chứng mọc răng khôn, hãy đến gặp ngay nha sĩ gần nhất để kiểm tra tình trạng răng, có bị áp xe hay không, ở mức độ nặng hay nhẹ, để có thể điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa áp xe răng khôn hiệu quả
Một số biện pháp phòng ngừa áp xe răng khôn hiệu quả:
- Chủ động thực hiện nhổ răng khôn trong trường hợp răng có xu hướng mọc lệch, chèn ép các răng lân cận hoặc răng mọc thẳng nhưng bị sâu, viêm lợi.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bạn nên chú ý đánh răng 2 đến 3 lần/ngày và dùng nước súc miệng, kem đánh răng có chứa fluoride để thúc đẩy quá trình tái tạo khoáng, hạn chế nguy cơ sâu răng và áp xe răng khôn.
- Bạn cần thay bàn chải 2 đến 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch và không gây ra tổn thương nướu. Cần kết hợp nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ răng.
- Cần hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, axit, thức ăn có kết cấu cứng, dai,…
- Nên khám và lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng.
Áp xe răng khôn có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ về bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả trên đây là hết sức cần thiết.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh