Bà bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi đang gặp phải những vấn đề về răng miệng. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé.
Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề về răng miệng?
Trước khi tìm hiểu bà bầu có trám răng được không, chúng ta hãy tìm hiểu tại sao mẹ bầu thường mắc vấn đề về răng miệng, để từ đó đưa ra cách khắc phục hiệu quả cho mình nhé.
Chăm sóc răng miệng định kỳ là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe nói chung, nhất là đối với phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân chính là vì trong giai đoạn này, hormone Progesterone và Estrogen thay đổi khiến cho lượng canxi trong cơ thể phụ nữ mang thai biến đổi liên tục, tăng nguy cơ mắc những vấn đề về răng miệng.

Nước bọt chứa nhiều chất giúp chắc men răng, ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. Lượng nước bọt giảm cũng khiến cho các mẹ bầu dễ bị sâu răng.
Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc bệnh về răng miệng và không được điều trị sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường. Nếu người mẹ bị nhiễm khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào thuộc cơ thể có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn cho cả mẹ và thai nhi.
Vậy, nếu bị sâu răng hay có vấn đề về răng miệng, bầu có trám răng được không? Đọc tiếp bài viết để được Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN giải đáp nhé.
Bà bầu có trám răng được không?
Phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề về răng miệng. Điều này là do nội tiết tố thay đổi, ốm nghén, cơ thể thiếu hụt canxi, ăn nhiều món ngọt/chua hơn,… làm cho môi trường pH trong khoang miệng thay đổi, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
Vậy nếu đang mang thai bị sâu răng hay gặp các vấn đề răng miệng khác, bà bầu có trám răng được không? Phụ nữ mang thai vẫn có thể trám răng được. Vì trám răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và có thể không cần sử dụng đến thuốc tê.

Nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên đến nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để:
- Thăm khám, đánh giá xem sức khỏe có đạt yêu cầu để trám răng trong lúc mang bầu không.
- Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trám đúng kỹ thuật, nhanh chóng theo quy trình trám răng, vô trùng nghiêm ngặt. Qua đó giúp đảm bảo quá trình trám diễn ra suôn sẻ, an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
3 điều bà bầu cần quan tâm khi quyết định trám răng
Bên cạnh việc đến nha khoa đáng tin cậy để trám răng, mẹ bầu cũng phải cần lưu ý một số điều dưới đây:
Nên trám răng vào thời điểm thích hợp
Thực hiện bất kỳ thủ thuật nha khoa nào trong thời kỳ mang thai cần cân nhắc đến sức khỏe tổng thể của mẹ và của thai nhi. Việc lựa chọn thời điểm trám răng thích hợp là điều quan trọng, được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu. Giai đoạn lý tưởng để điều trị nha khoa là vào tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, vì đây là thời điểm sức khỏe của mẹ và bé ổn định.
Vậy mang thai 30 tuần* có trám răng được không? Các mẹ nên tham khảo ý kiến thêm của bác sĩ sản khoa và nha khoa trước khi thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.
(*) Thai nhi tuần 30 là đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ.
– Lưu ý: Các mẹ không nên trám răng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Do đây là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, cùng với đó cơ thể mẹ còn khá nhạy cảm, không thích hợp để có thể trám răng.
Chọn kỹ thuật, loại vật liệu trám an toàn cho sức khỏe
Thông thường với bà bầu có thể thực hiện trám răng bằng phương pháp Inlay/Onlay. Đây là một phương pháp phục hình sử dụng vật liệu như sứ hoặc composite cao cấp, không chứa kim loại độc hại nên nhìn chung an toàn cho phụ nữ mang thai.

Cụ thể dưới đây là một số yếu tố mẹ bầu nên xem xét trước khi thực hiện trám răng:
Loại vật liệu sử dụng
Nếu chọn Inlay/Onlay bằng sứ hoặc composite, bạn có thể yên tâm vì vật liệu này an toàn và không giải phóng chất độc hại vào cơ thể. Nên tránh các vật liệu có chứa kim loại nặng.
Kỹ thuật thực hiện
Quy trình làm Inlay/Onlay đòi hỏi việc mài răng và lấy dấu, đôi khi sử dụng thuốc tê. Do đó, việc sử dụng thuốc tê cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.
Ưu tiên điều trị cần thiết
Nếu răng bị sâu hoặc vỡ lớn gây ra đau nhức, viêm nhiễm, việc điều trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu không phải trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn đến sau khi sinh.
Hạn chế chụp phim Xquang khi mang thai
Hàn răng không cần thiết phải chụp phim X-quang. Trường hợp có chụp sẽ do bác sĩ chỉ định và hướng dẫn mặc đồ bảo hộ đầy đủ để tránh việc ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số lưu ý về chăm sóc răng trước khi trám cho mẹ bầu
Dưới đây là những lưu ý quan trọng về chăm sóc răng miệng trước khi trám mà các mẹ bầu nên ghi nhớ để duy trì sức khỏe răng miệng bền vững:

- Thăm khám với bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng có nên thực hiện trám răng hay không.
- Bạn nên chủ động thông báo tình trạng sức khỏe răng miệng của mình cho bác sĩ, để được đưa ra phương án điều trị hiệu quả và an toàn.
- Lựa chọn địa chỉ điều trị trám răng uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi thực hiện kỹ thuật trám răng nhanh chóng, nhẹ nhàng, sử dụng vật liệu an toàn.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau sau khi trám răng mà cần do bác sĩ chỉ định.
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách như: đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước,… để loại bỏ mảng bám hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn giàu canxi, kali, vitamin D như chuối, hải sản, sữa,… giúp răng chắc khỏe, hạn chế sâu răng.
Bà bầu có trám răng được không – chắc hẳn bạn đã tìm được lời giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Tuy nhiên, để chắc chắn, mẹ bầu nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để thăm khám kỹ lưỡng, có phương án điều trị phù hợp.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh