Nhổ răng khôn là việc cần thiết cho những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng về biến chứng sau khi nhổ răng khôn. Để giải đáp vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin chi tiết.
Những ai nên nhổ răng khôn
Nếu răng khôn mọc thẳng và không gây ra tác động xấu đến sức khỏe răng miệng thì có thể không cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, với những trường hợp dưới đây, nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt:
- Có khe giắt giữa răng khôn và răng hàm. Trường hợp này, mặc dù răng khôn chưa gây ra biến chứng những vẫn nên nhổ bỏ.
- Răng khôn mọc lệch, thường xuyên sưng đau, xuất hiện u nang hoặc gây ra ảnh hưởng nhất định đến các răng lân cận.
- Răng khôn bị sâu hoặc viêm nha chu.
- Trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng hàm đối diện không có răng, làm thức ăn bị nhồi nhét và lở loét hàm đối diện.
- Trường hợp nhổ răng khôn để chỉnh hình răng.
Các biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa đơn giản. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra biến chứng nhất định. Một số biến chứng sau khi thực hiện nhổ răng khôn thường gặp là:
Nhiễm trùng
Sau khi nhổ răng, bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tác động lên vết thương, kể cả việc súc miệng mạnh cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Một số biểu hiện của nhiễm trùng như đau sưng ở vị trí vừa nhổ răng, rỉ ra dịch màu vàng hoặc trắng, có thể gây sốt.
Chảy máu kéo dài
Chảy máu sau khi nhổ răng là bình thường, bạn chỉ cần cắn gòn liên tục thì sẽ hết. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài và không có dấu hiệu giảm thì đây chính là biến chứng mà bạn phải chú ý. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu kéo dài thường là do vết rách quá to và sâu, chóp chân răng bị gãy và để sót lại các tổ chức hạt,… Biến chứng này sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, do đó cần đến nha khoa để cho bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
Đau nhức bất thường
Đau nhức kéo dài là một trong những biến chứng sau khi nhổ răng khôn. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt của bạn. Nguyên nhân là do nhổ răng không đúng kỹ thuật, gây tổn hại đến xương ổ răng, hoặc phẫu thuật mở xương quá lớn,…
Tình trạng viêm huyệt ổ răng cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị đau nhức. Viêm huyệt ổ răng có thể do máu đông không hình thành hoặc thức ăn rớt vào trong ổ răng, gây ra nhiễm khuẩn xung quanh vết mổ. Những ngày đầu bạn không thấy đau mấy nhưng từ ngày thứ 3 trở đi thì sẽ bị đau dữ dội, đi kèm mùi hôi khó chịu từ vị trí nhổ răng bốc lên.
Tổn thương răng số 7
Tình trạng này thường xảy ra khi cấu trúc răng số 8 hàm dưới mọc chèn vào răng số 7. Nếu răng khôn được nhổ bởi một bác sĩ chưa có kinh nghiệm hoặc nhổ răng với một lực quá mạnh sẽ làm răng số 7 bị tổn thương.
Thủng xoang hàm trên
Đây là biến chứng nặng nề sau khi nhổ răng khôn. Xoang hàm trên là cấu trúc rỗng, cách chân răng số 8 bởi một bản xương mỏng. Khi có tác động một lực quá mạnh để nhổ răng số 8, xoang hàm trên có thể bị vỡ gây thủng xoang hàm. Để tránh biến chứng này, nên chọn phương pháp nhẹ nhàng và chụp X-quang toàn hàm trước khi thực hiện nhổ.
Tổn thương dây thần kinh
Răng khôn mọc ở vị trí gần với các dây thần kinh mắt, dây thần kinh hàm trên, dây thần kinh hàm dưới,… Cho nên, trong nhiều trường hợp, việc nhổ răng khôn sẽ gây ra cảm giác tê ở đầu lưỡi, môi,… Đây được xem là biến chứng thường xảy ra và cũng là biến chứng đáng lo ngại sau khi nhổ răng khôn.
Không há được miệng
Trong điều kiện bình thường, biên độ há miệng tối đa của một người khoảng 35mm, nhưng nếu sau khi nhổ răng khôn, bạn không há được miệng thì bạn đã gặp tình trạng há miệng hạn chế. Tình trạng này gây ra khó khăn khi ăn uống, vệ sinh, phát âm,… Nguyên nhân là do quá trình nhổ răng gây ra nhiều sang chấn, do viêm nhiễm, có vấn đề về khớp thái dương hàm.
Nhổ sót chân răng
Nhổ sót chân răng chỉ được chẩn đoán dựa trên X-quang hoặc khi có biến chứng viêm nhiễm xảy ra.
Viêm xương
Sau khi nhổ răng, huyệt ổ răng không thể lành, phần xương hàm bị lộ ra ngoài. Biến chứng này rất hiếm gặp, có thể xuất hiện trong trường hợp khách hàng được đặt asen điều trị tủy trước khi nhổ răng, hoặc bệnh nhân ung thư xương hàm, đang xạ trị.
Một số lưu ý để phòng tránh biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Để hạn chế những biến chứng sau khi nhổ răng khôn, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa đáng tin cậy, đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại và đặc biệt có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Nên cắn chặt miếng gạc đã được diệt khuẩn để cầm máu và phòng tránh nhiễm khuẩn. Bạn chỉ nên ngậm miếng gạc trong khoảng 20 đến 30 phút. Không nên ngậm quá lâu dễ dẫn đến nhiễm khuẩn ngược, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Chườm đá ngay sau khi nhổ răng khôn. Tác dụng của việc này là giúp giảm đau và sưng nhanh chóng.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc để tránh những rủi ro không đáng có.
- Khoảng 24 đến 48 giờ sau khi nhổ có thể vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, kết hợp nước súc miệng chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, thực phẩm dễ nuốt như cháo, sinh tố, súp,… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế việc nhai mạnh, ở vùng vừa nhổ răng.
- Hạn chế thực phẩm có nhiều axit, đồ ăn quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng vì dễ gây đau, dễ kích ứng và khiến vết thương lâu lành.
- Không nên vận động mạnh hay tập luyện quá sức để tránh gây ra ảnh hưởng đến vết thương, khiến cho vết thương lâu lành hơn.
- Không hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Không nên khạc nhổ hoặc ngậm nước muối khi vừa mới nhổ răng.
- Lưu ý không dùng ống hút hoặc dùng lực mạnh ở cơ miệng.
Trên đây là một số thông tin về biến chứng sau khi nhổ răng khôn và những lưu ý cần thiết bạn nên lưu tâm để hạn chế tối đa nguy cơ gây ra biến chứng. Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời bạn liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo thông tin dưới đây.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh