Bọc răng sứ bị đau: Nguyên nhân gây ra và cách khắc phục hiệu quả

Tình trạng bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt kéo dài, gây khó khăn khi ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Nếu như không tìm ra nguyên nhân và kịp thời khắc phục, thì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân bọc răng sứ bị đau

Răng yếu khiến bọc răng sứ bị đau

Trước khi bọc răng sứ, bạn sẽ được thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng. Việc này giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý về răng hay về nướu hay không. Nếu nền răng không đủ chắc khỏe thì sau khi bọc răng sứ có thể bị đau nhức, ê buốt răng.

Bọc răng sứ bị đau

Nướu chưa kịp thích nghi

Khi bác sĩ gắn mão sứ lên cùi răng thật, nướu sẽ nhạy cảm hơn và có thể xuất hiện tình trạng đau nhức vì chưa kịp thích nghi với môi trường trong khoang miệng.

Chưa điều trị triệt để viêm tủy răng 

Nếu răng bị viêm tủy nhưng không phát hiện và điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ thì có thể khiến cho răng bị hoại tử, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây sưng đau kéo dài và thậm chí là nhổ bỏ răng.

Bị lệch khớp cắn khiến bọc răng sứ bị đau

Nguyên nhân gây ra tình trạng bọc răng sứ bị đau nhức là do khớp cắn bị lệch trong quá trình lắp răng sứ. Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không đúng kỹ thuật làm răng sứ bị lệch. Điều này gây áp lực cho răng sứ khi ăn nhai và dẫn đến vướng cộm, đau khớp thái dương hàm.

Bác sĩ mài răng quá nhiều, lắp răng không chuẩn

Nếu bác sĩ mài răng không đúng tỷ lệ hoặc thao tác mài răng không được chuẩn xác có thể làm mất đi lớp men răng bên ngoài và làm lộ ra ngà răng. Khi đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Bọc răng sứ bị đau nướu còn do răng sứ được chế tác không chuẩn, khi gắn không khít với nướu. Điều này dễ làm cho cặn thức ăn bị mắc kẹt, dẫn đến viêm nhiễm, sưng đau kéo dài.

Thói quen sinh hoạt xấu

Thói quen nghiến răng khi đi ngủ sẽ khiến cho các răng đối diện gây ra tác động mạnh và liên tục lên răng sứ, khiến cho răng sứ chịu áp lực lớn. Vì vậy, bạn sẽ thường cảm thấy răng bị đau và ê vào mỗi khi thức dậy.

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Mắc các bệnh lý răng miệng

Bọc răng sứ bị đau xuất phát từ các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu. Nếu sâu răng không được điều trị trước khi bọc sứ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào tủy răng, gây ra viêm tủy và nghiêm trọng hơn là áp xe răng, hỏng răng.

Khi bị viêm nha chu, nướu sẽ có xu hướng bị tụt khỏi chân răng, khiến cho răng không thể giữ chắc trên cung hàm. Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể làm cho răng sứ bị giảm tuổi thọ hoặc thậm chí là mất răng.

Vật liệu làm răng sứ không chất lượng

Nếu răng sứ được chế tác từ vật liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Điều này khiến cho cùi răng thật bị đau nhức, ê buốt khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Bọc răng sứ bị đau có thể là do bạn ăn đồ quá dai hoặc quá cứng. Nếu không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn cũng dễ khiến cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào răng sứ, gây đau nhức và ê buốt.

Bọc răng sứ bị đau nên làm gì?

Nếu bọc răng sứ bị đau khi nhai, có một số bước bạn có thể thực hiện để giảm đau:

Cho răng sứ thời gian để thích nghi: Cảm giác đau khi nhai sau khi bọc sứ là một phần của quá trình hồi phục. Răng và mô nướu cần một thời gian để thích nghi với sự thay đổi của răng sứ. Cảm giác đau này thường không nhiều và sẽ giảm dần sau vài ngày.

Sử dụng thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc ibuprofen dùng để giảm đau và sưng. Lưu ý: bạn không tự ý mua thuốc dùng mà cần phải hỏi trước ý kiến bác sĩ.

Tránh thức ăn và đồ uống nóng, lạnh: Các thực phẩm và đồ uống có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh quá có thể gây ảnh hưởng đến răng và gây ra đau. Thời gian đầu khi mới bọc sứ, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm nóng lạnh.

Bọc răng sứ bị đau cần tránh thức ăn cay nóng

Mặc dù răng sứ chịu được lực ăn nhai rất tốt nhưng khi mới làm răng, bạn cần phải hạn chế ăn đồ quá cứng và dai, có thể làm ảnh hưởng không tốt đến xương hàm và gây đau tại vị trí bọc răng sứ.

Súc miệng với nước muối và chườm lạnh gần khu vực răng bị đau cũng có thể khiến cho cơn đau diu dần.

Sau khi bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà thấy cơn đau vẫn không giảm đi thì cần đến bác sĩ thăm khám để biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau nhức khi nhai là gì. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cho bạn.

Răng bọc sứ lâu năm bị đau thì phải làm sao?

Nếu răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức thì bạn cũng đừng quá lo lắng, nghiêm cấm không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, mua tại nhà thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Bởi nếu bạn không được điều trị đúng cách, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.

Cách an toàn và hiệu quả nhất là quay lại nha khoa bạn đã thực hiện bọc răng sứ, để được thăm khám, kiểm tra của bác sĩ để được chữa trị đúng cách nhất.

Trường hợp vấn đề như mão sứ bị dịch chuyển, lệch lạc không còn ôm sát vào nướu hay bị rò rỉ keo dán sẽ được bác sĩ xử lý lại, cảm giác đau nhức cũng mất đi.

Nếu bị đau nhức do chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn chế độ phù hợp và tình hình răng miệng mà bạn đang gặp phải…

Lưu ý giúp giảm đau sau khi thực hiện bọc răng sứ

Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không

Sau khi bọc răng sứ, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng loại bàn chải lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
  • Kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng, giúp tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Trong thời gian đầu sau khi bọc răng sứ, bạn nên tránh ăn các loại đồ ăn nóng, lạnh, cứng, dai, chứa nhiều acid,…
  • Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo vôi răng và mảng bám không làm ảnh hưởng đến bọc sứ.

Nếu bạn gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị đau đừng nên quá lo lắng. Việc cần làm là thực hiện các biện pháp giảm đau và chờ một vài ngày xem liệu cơn đau có giảm dần không. Nếu không, cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra ngay bạn nhé.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *