Bọc răng sứ có tháo ra được không?

Bọc răng sứ là kỹ thuật tác động đến răng thật nên có thể tiềm ẩn rủi ro nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Điều này làm cho nhiều người lo lắng không biết bọc răng sứ có tháo ra được không? Nếu bạn cũng có thắc mắc này thì hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bọc răng sứ có tháo ra được không?

Bọc răng sứ là kỹ thuật mài bớt men răng những chiếc răng bị hô, khấp khểnh,… Sau đó dùng mão răng sứ được làm hoàn toàn từ sứ có kích thước và hình dạng giống như răng thật để chụp lên phần răng đã mài.

Bọc răng sứ có tháo ra được không

Vậy bọc răng sứ có tháo ra được không? Trên thực tế, răng sứ sau khi bọc vẫn có thể tháo ra được dù được cố định chắc chắn trên cung hàm. Tuy nhiên, khi bạn muốn tháo bỏ do thấy răng sứ bị viêm nhiễm, bung bật hoặc đen chân răng thì cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ và dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa. 

Có hai cách để tháo răng sứ:

  • Cách 1: Cắt mão răng sứ thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó tháo ra theo thứ tự lần lượt để tránh gây tổn thương đến cùi răng gốc ở phía trong.
  • Cách 2: Mài nhỏ theo chiều dọc của thân răng sứ đến khi lộ sườn mão sứ, việc này nhằm mục đích để quá trình tháo răng sứ sẽ không bị vướng vào răng kế cận. Sau đó, nhẹ nhàng tháo ra. 

Tháo răng sứ cần tiến hành khéo léo, đảm bảo đúng kỹ thuật để không làm tổn thương hay nhiễm trùng lên mô nướu. Vì thế, tháo răng sứ có đau không cũng là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi muốn tháo bỏ răng sứ. 

Những trường hợp được tháo răng sứ

Về việc bọc răng sứ có tháo ra được không, câu trả lời hoàn toàn là có. Đây là điều không ai mong muốn nhưng phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng trong các trường hợp sau:

  • Răng sứ bị nứt, vỡ nặng: Nếu bạn sử dụng răng sứ kém chất lượng hoặc thường xuyên dùng răng để cắn, xé các đồ ăn quá dai, quá cứng. Việc này có thể dẫn đến ăng sứ bị nứt, vỡ ra và không thể giữ lại được nữa.
  • Răng đau nhức kéo dài: Với những người bị mài răng quá nhiều gây xâm lấn đến cấu trúc răng, cảm giác đau nhức có thể kéo dài. Nguy hiểm hơn nữa, có thể dẫn đến răng bọc sứ bị viêm tủy và bắt buộc phải tháo mão sứ ra để tiến hành điều trị tủy.
  • Hôi miệng: Xảy ra khi vệ sinh răng miệng không kỹ hoặc do chế tác răng sứ sai kỹ thuật, mão răng khi lắp không ăn khớp với cùi răng. Điều này tạo ra các khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và dẫn đến hôi miệng.
  • Dị ứng với chất liệu răng sứ: Đây là trường hợp hiếm gặp, khi bạn không thích ứng được với răng sứ kim loại. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ và thay bằng loại răng sứ mới phù hợp hơn.
  • Viền nướu của răng lắp sứ bị đen: Khi bạn chọn răng sứ kim loại, dưới sự ảnh hưởng của nước bọt và các chất ở trong miệng, răng sứ kim loại bị oxy hoá khiến cho viền nướu bị đen làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Răng sứ bị hở, cong vênh: Thường gặp khi có sai sót trong bước như mài cùi răng, lấy dấu hàm, chế tác hay gắn răng sứ.

Tháo răng sứ có đau không?

Việc tháo mão răng sứ sẽ cần lực tác động mạnh, vì thế để bạn cảm thấy thoải mái, không ê buốt, trước khi tiến hành thực hiện, bác sĩ sẽ phải tiến hành tiêm hoặc xịt gây tê vùng điều trị. Vì vậy, bạn không cần lo lắng về việc tháo răng sứ có đau không nữa. 

Ngoài ra, nếu như bạn lựa chọn nha khoa uy tín, có trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao thì sẽ giảm bớt được cảm giác đau nhức. Không những vậy, toàn bộ quá trình thực hiện sẽ được diễn ra nhanh chóng và an toàn. 

Quy trình tháo và bọc lại răng sứ như thế nào?

Quá trình thực hiện tháo răng sứ cũ và bọc răng sứ lần 2 sẽ diễn ra với các bước như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sau đó gây tê để bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi tháo răng sứ.
  • Bước 2: Tùy vào tình trạng răng của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ bằng 2 cách như đã nêu ở trên.
  • Bước 3: Bác sĩ chuẩn bị cùi răng thật và lấy dấu hàm để thiết kế lại răng sứ mới thay thế cho bạn.
  • Bước 4: Sau khi được chế tác xong mão sứ, bác sĩ sẽ tiến hành gắn thử và điều chỉnh lại khớp cắn, đảm bảo không bị vướng víu hay cộm cấn xảy ra.
  • Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ sẽ sử dụng keo dán chuyên dụng để gắn mão sứ cố định chắc chắn trên hàm.

Một số lưu ý khi tháo răng sứ

Mặc dù bạn không cần quá lo lắng việc tháo răng sứ có đau không, nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số điều kiện nhất định khi thực hiện tháo răng như sau:

  • Sau khi tháo răng sứ, bạn cần lấy lại dấu hàm và bọc răng sứ mới để đảm bảo lại chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng. Ngoài ra, răng sứ sẽ được thiết kế theo kích thước và hình dạng phù hợp với tình trạng răng hiện tại, tránh phải tháo ra phục hình lại nhiều lần.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi, thiết bị hỗ trợ hiện đại để việc tháo răng sứ được diễn ra được an toàn và không gây đau.
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, quá dai để không làm tổn thương đến răng sứ mới. Hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, bởi răng sứ sau khi bọc xong sẽ rất nhạy cảm và dễ bị ê buốt. Không nên uống cà phê, trà, nước ngọt có gas để duy trì độ trắng bóng của răng sứ.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu Canxi trong bữa ăn như cá, trứng, tôm, sữa,… Để giúp răng chắc khỏe hơn. 
  • Đánh răng ít nhất 2 đến 3 lần/ngày với bàn chải lông mềm, kết hợp cùng việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để lấy sạch các mảng bá thức ăn còn bám trong khoang miệng. 
  • Khám răng định kỳ 2 năm 1 lần để bác sĩ theo dõi tốt tình trạng răng miệng của bạn và xử lý kịp thời nếu có các vấn đề phát sinh. 

Tóm lại, bọc răng sứ có tháo ra được không? Câu trả lời là có nhưng đòi hỏi chuyên môn của bác sĩ phải cao và thực hiện cẩn thận để đảm bảo không xảy ra bất kỳ sai sót nào và làm tổn thương các răng lân cận. Nếu bạn gặp các vấn đề nào liên quan đến răng sứ, hãy đến Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *