Cách phục hồi men răng an toàn và hiệu quả

Men răng khi bị mất đi, bạn sẽ cảm thấy đau buốt và ê buốt mỗi khi uống nước lạnh hoặc ăn đồ nóng. Mất men răng còn khiến răng bị ố vàng, mất thẩm mỹ. Vậy bạn có thể tham khảo cách phục hồi men răng hiệu quả, an toàn dưới đây.

Men răng là gì?

Men răng là lớp bao phủ bên ngoài của răng. Đây là lớp cứng nhất của cơ thể con người với thành phần chủ yếu là muối khoáng đến 96%, thành phần còn lại là chất hữu cơ và nước. Lớp men răng được hình thành đồng thời cũng sự phát triển của răng.

Nhiệm vụ chính của men răng là giúp bảo vệ mô và thành phần mềm, dễ bị tổn thương bên trong răng như ngà răng và tủy răng. Nhờ có lớp men răng mà chúng ta có thể ăn nhai một cách thoải mái, răng không bị ê buốt, đau nhức khi tiếp xúc với nhiệt độ, thức phẩm hay có lực tác động.

Tuy nhiên, lớp men này sẽ không tồn tại vĩnh viễn nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và bảo vệ. Lớp men sẽ bị các yếu tố gây hại tác động như vi khuẩn, mảng bám, acid có trong thực phẩm,… làm mài mòn và hư hỏng theo thời gian. Khi lớp men răng mỏng đi sẽ khiến cho răng trở nên nhạy cảm, ê buốt hơn, thậm chí đau nhức làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc hằng ngày của bạn. Do đó, việc chăm sóc và bảo vệ men răng là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân mòn men răng và cách nhận biết

Để có cách phục hồi men răng hiệu quả, bạn nên biết được nguyên nhân nào làm bào mòn men răng. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng triệu chứng răng nhạy cảm, ê buốt.

Nguyên nhân gây mòn men răng:

Có nhiều nguyên nhân gây mòn men răng, nhưng chủ yếu là do các yếu tố bên trong cơ thể và thói quen sinh hoạt hàng ngày:

Yếu tố bên trong cơ thể:

Yếu tố bên trong cơ thể và các bệnh lý dưới đây đều làm mòn men răng:

  • Khả năng hoạt động của tuyến nước bọt bị suy yếu, miệng khô không thể trung hòa được acid của thực phẩm tồn đọng trên men răng. Nếu kéo dài sẽ gây mòn lớp men này.
  • Ngay từ khi sinh ra, men răng đã không cấu tạo hoàn chỉnh do trẻ sinh non, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi…
  • Bệnh đường tiêu hóa như: trào ngược dạ dày, thực quản khiến cho acid bị đẩy ngược lên xoang miệng. Nếu không khắc phục nhanh chóng thì acid sẽ làm mòn men răng.
  • Sâu răng và các bệnh lý về răng miệng,… khiến vi khuẩn tấn công và làm suy yếu men răng.
Sâu răng

Thói quen sinh hoạt:

Men răng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống mỗi ngày. Nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý thì men răng sẽ bị suy yếu:

  • Chế độ ăn giàu tinh bột, đường, thực phẩm chứa acid.
  • Sau khi ăn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khiến cho các mảng thức ăn dư thừa bám vào răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Thói quen đánh răng không đúng cách, hay nghiến răng, cắn vật cứng dễ làm tổn thương men răng.
  • Sử dụng các loại thuốc làm mòn men răng trong thời gian dài như: Aspirin, Histamin, thuốc Flour,… Đặc biệt, nếu phụ nữ đang cho con bú dùng thuốc kháng sinh thì sẽ khiến cho men răng của bé bị xỉn màu, nhiễm màu kháng sinh.
  • Điều trị nha khoa ở cơ sở kém chất lượng, kỹ thuật thực hiện còn nhiều thiếu sót cũng sẽ ảnh hưởng đến lớp men ngoài cùng.

Các dấu hiệu nhận biết men răng bị yếu

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng men răng bị suy yếu qua các dấu hiệu sau đây:

  • Ngà răng lộ ra ngoài khiến cho răng bị ngả vàng bất thường.
  • Răng đau nhức, ê buốt khi ăn đồ chua, ngọt, uống nước nóng, lạnh.
  • Răng bị nứt, vỡ một phần.
  • Bề mặt răng không còn sáng bóng mà có các đốm trắng đục.
  • Xuất hiện các bệnh lý răng miệng như: viêm tủy, sâu răng.

Những cách phục hồi men răng

Phục hồi men răng tại nha khoa uy tín

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra, mỗi người có tình trạng, mức độ men răng bị ảnh hưởng khác nhau, cho nên bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định phương pháp cải thiện khác nhau. Trong đó, có hai cách phục hồi men răng phổ biến nhất hiện nay là bọc răng sứ và tráng men răng.

Bọc răng sứ: Là phương pháp giúp cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe cho răng miệng. Phương pháp này không thể phục hồi men răng nhưng sẽ tạo lớp bảo vệ cho ngà răng lẫn tủy răng. Mão sứ gắn bên ngoài răng hoạt động như một lớp men răng, ngăn không cho vi khuẩn, thực phẩm, acid,… tấn công đến răng, cũng hạn chế mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,…

Cách phục hồi men răng bằng bọc răng sứ

Tráng men răng: Bác sĩ sẽ tiến hành phủ một lớp men nhân tạo được làm từ composite có tính chất như răng thật bao bọc lấy răng. Lớp men nay với vật liệu an toàn, không gây ra kích ứng, dị ứng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Lớp tráng men có tác dụng bảo vệ và cải thiện tính thẩm mỹ, màu sắc cho răng.

Cách hồi phục men răng tại nhà

Men răng có thể tự phục hồi lại không? Nếu mọi người tìm hiểu sẽ biết men răng không thể phục hồi được khi đã bị mài mòn, mất đi. Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ để lớp men răng không tiếp tục bị mất đi theo thời gian.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên đánh răng với mức độ phù hợp, hạn chế đánh răng quá mạnh.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng: Chọn các loại kem đánh răng có chứa Fluorid, duy trì thói quen dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối, không nên dùng tăm xỉa răng.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, với nhiều loại rau xanh, trái cây, để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu tinh bột, đường, acid.
  • Bỏ các thật xấu như cắn móng tay, nghiến răng,…
  • Thực hiện khám răng định kỳ.

Hy vọng với thông tin chia sẻ trên đây về các cách phục hồi men răng sẽ giúp bạn hiểu hơn và có những cách chăm sóc, bảo vệ răng được chắc khỏe và toàn diện.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *