Cao răng cấp độ 2 là gì? Ảnh hưởng thế nào đến răng miệng

Cao răng chính là nguyên nhân căn bản gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Cao răng có nhiều cấp độ khác nhau, ở cao răng cấp độ 2 mặc dù chưa gây hại nhiều cho răng miệng nhưng bạn cũng không nên chủ quan.

Cao răng cấp độ 2 là gì?

Cao răng còn gọi là vôi răng là các mảng bám cứng dính chặt trên bề mặt răng. Ban đầu, vôi răng là những mảng thức ăn thừa dính lại trên răng. Theo thời gian, các mảng bám này ngày càng dày lên. Đồng thời, bị vôi hóa do thường xuyên tiếp xúc với nước bọt và vi khuẩn ở trong khoang miệng. Đặc điểm của cao răng là bám chặt ở khu vực tiếp giáp giữa răng và nướu hoặc kẽ hở ở giữa 2 răng.

Cao răng cấp độ 2

Cao răng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau tùy vào độ bám cũng như nguy cơ gây bệnh. Vôi răng khi mới hình thành thường có màu vàng nhạt, rất khó để thấy bằng mắt thường. Lâu dần, cao răng chuyển sang màu vàng đậm hoặc nâu đỏ. Độ dày của cao răng khi này đã lên đến 2mm. Tình trạng này được gọi là cao răng cấp độ 2. Khi này, lớp vôi răng đã có thể gây ra một vài tác động tiêu cực đến răng miệng. Nếu không được cạo vôi răng kịp thời, tình trạng này có thể nhanh chóng chuyển sang các giai đoạn tiếp theo, gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng.

Mức độ ảnh hưởng đến răng miệng của cao răng độ 2 ra sao?

Cao răng độ 2 sẽ có màu vàng đục bám chắc ở chân răng, nướu hoặc khe hở giữa các răng. Vì thế, ảnh hưởng đầu tiên của cao răng độ 2 là khiến nụ cười của bạn giảm đi tính thẩm mỹ.

Vị trí cao răng đóng bám sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn có hại sẽ khiến cho hệ sinh thái trong khoang miệng không sạch sẽ, hơi thở sẽ có mùi khó chịu. Điều này vô tình làm bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp, gây ra khó chịu cho người đối diện.

Nghiêm trọng hơn, ở mức độ 2, cao răng đã gây ra nhiều tác động đến sức khỏe răng miệng. Chân răng dễ bị chảy máu hơn, nướu nhạy cảm, dễ tổn thương, viêm nha chu, tụt lợi,… thậm chí là mất răng. Ngoài ra, nếu cao răng gây viêm ở vùng nướu thì sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý khác như niêm mạc miệng, viêm amidan, sâu răng,… Cho nên, bạn đừng bao giờ chủ quan khi cao răng ở cấp độ 2. Bạn cần loại bỏ vôi răng càng sớm càng tốt.

Tại sao cần phải xử lý ngay cao răng cấp độ 2?

Lý do thứ nhất

Cao răng cấp độ 2 có thể gây ra vấn đề thẩm mỹ với màu sắc và ngoại hình của răng. Mảng bám màu vàng đậm quanh chân răng có thể khiến bạn không tự tin khi giao tiếp với bạn bè hoặc đối tác.

Lý do thứ hai

Cao răng cấp độ 2 đã bắt đầu gây ra những vấn đề về sức khỏe răng miệng. Mảng bám tích tụ lâu ngày có thể gây ra chảy máu chân răng thường xuyên, do nướu bị viêm và sưng. Các bệnh lý này gây ra nguy cơ lớn với sức khỏe răng miệng và cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cao răng có thể gây viêm nha chu. Nguy hiểm hơn nữa là làm ảnh hưởng đến xương hàm, làm răng bị lung lay.

chảy máu chân răng

Lý do thứ ba

Cao răng ở mức độ 2 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của răng miệng. Chân răng dễ chảy máu hơn, nướu trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Nhiều trường hợp, nướu bị viêm nhiễm và sưng to. Ngoài ra, nếu cao răng gây viêm nướu, thì có thể dẫn đến các bệnh lý khác như viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, sâu răng,… Vì vậy, không nên xem nhẹ cao răng độ 2. Bạn nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt trước khi cao răng độ 2 chuyển sang độ 3.

Những điều cần biết khi lấy cao răng

Để quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn, bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này. Nhờ sự phát triển vượt bậc của ngành nha khoa, trong những năm gần đây bác sĩ có thể sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ cao răng. Đây là phương pháp giúp lấy sạch các mảng bám cứng nhưng không tác động lực mạnh đến răng và nướu. Vì thế, nó sẽ không gây đau nhức. Vì vậy, trước khi tiến hành lấy cao răng cấp độ 2, bác sĩ không cần sử dụng thuốc gây tê để giảm đau.

Trong quá trình lấy cao răng, bạn cần cố gắng thả lỏng, tránh căng thẳng. Ở những nơi cao răng bám quá cứng, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt khi cạo vôi răng. Nếu thấy ê buốt nhiều, bạn nên báo với bác sĩ để điều chỉnh lực thích hợp hơn. Ngoài ra, với các trường hợp vôi răng bám chặt gây ra viêm nướu, bạn có khả năng bị chảy máu trong quá trình cạo vôi răng.

Khi quá trình lấy cao răng hoàn tất, bạn cũng cần lưu ý một số điều để răng miệng hồi phục nhanh chóng là:

  • Ngay sau khi vừa lấy cao răng, bạn nên hạn chế dùng đồ quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như đồ ngọt có độ bám dính cao. Vì lúc này nướu răng vẫn còn khá nhạy cảm.
  • Bạn có thể súc miệng bằng nước muối để hạn chế vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
  • Không đánh răng quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu.
  • Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn thay cho tăm tre.
  • Không sử dụng các chất kích thích, điển hình như rượu bia, thuốc lá sau khi lấy cao răng.
  • Đến nha khoa để khám sức khỏe răng miệng định kỳ, cũng như lấy cao răng khoảng 6 tháng.

Quy Trình Cạo Vôi Răng Tại KAIYEN

Bước 1: Tư vấn và thăm khám với bác sĩ để kiểm tra mức độ vôi răng của bạn.

Bước 2: Tiến hành cạo vôi. Với những đầu cạo vôi tinh gọn chuyên dụng sẽ không làm bạn có cảm giác đau buốt khi lấy vôi răng. Sau 15 đến 30 phút, bạn sẽ sở hữu một nụ cười xinh tươi với hàm răng trắng sáng, chắc khỏe.

Bước 3: Bác sĩ dùng chổi đánh bóng và chất đánh bóng để làm bóng mặt trong và mặt ngoài của răng. Mục đích của việc đánh bóng sẽ làm bề mặt răng mịn màng và giúp ngăn trở, giảm thiểu đi sự tích lũy mảng bám vi khuẩn trên răng.

Bước 4: Súc miệng, kiểm tra kết quả

Cao răng cấp độ 2 không chỉ làm giảm đi tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn có nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng. Vậy nên bạn cần đến nha khoa để lấy vôi răng ngay. Trong trường hợp bạn cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch hẹn tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN, vui lòng liên hệ ngay hotline 0818.16.3366 nhé!

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *