Cắt lợi có đau không? Bao lâu thì lành?

Cắt lợi là phương pháp phổ biến trong nha khoa, giúp giải quyết nhanh chóng các bệnh lý về răng nướu. Bên cạnh các thắc mắc liên quan đến kỹ thuật, chi phí, thời gian thì “Cắt lợi có đau không? cũng là câu hỏi được rất nhiều khách quan tâm. Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ giúp bạn giải đáp một cách tường tận.

Cắt lợi là gì?

Cắt lợi là kỹ thuật điều trị nha khoa, được tiến hành bằng cách bóc tách, giải phẫu phần liên kết hàm với mô lợi. Sau đó tiến hành lật vạt lợi lên và cắt bỏ một phần mô lợi thừa trên thân răng.

Mục đích của việc làm này là để làm lộ thân răng, giúp răng trông dài hơn đồng thời loại bỏ phần lợi bị viêm nhiễm, phì đại do khối u.

Những trường hợp nào nên cắt lợi?

Cắt nướu trị cười hở lợi

Do sử dụng kháng sinh nên phần lợi phát triển mạnh, bao phủ thân răng nhiều hơn so với bình thường, làm cho răng trông ngắn hơn. Hoặc nướu dài vì biến chứng sau khi điều trị chỉnh nha, khiến cho xương ổ răng dài và phần nướu hở ra nhiều hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, khi cười có thể xuất hiện tình trạng hở lợi, kém duyên và khiến bạn mất tự tin.

Áp dụng phương pháp cắt lợi thẩm mỹ này giúp loại bỏ phần đi nướu dư, kéo dài thân răng, tạo hình dáng nướu, giúp cân đối giữa nướu, răng và môi, giúp khách hàng khắc phục hiệu quả cười hở lợi bấy lâu nay.

Cắt nướu bị viêm

Nướu bị viêm nặng không thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường. Khi này, phẫu thuật cắt nướu được chỉ định, bằng cách loại bỏ nướu bị viêm, kết hợp phương pháp điều trị khác để loại bỏ tận gốc vi khuẩn đang ẩn nấp bên dưới chân răng, giảm cảm giác đau và vướng víu ở nướu, giúp bạn ăn nhai thoải mái như bình thường.

Cắt lợi thừa, lợi trùm

Một số trường hợp nướu răng dài bẩm sinh dẫn đến thừa lợi và mọc trùm lên thân răng quá nhiều. Đặc biệt là răng khôn, nếu xuất hiện lợi trùm sẽ khiến răng bị mắc lại, gây ra đau đớn. Khi này cắt lợi trùm răng khôn là cách tối ưu giúp cho răng phát triển bình thường, đồng thời hạn chế nguy cơ làm xô lệch răng và yếu cung hàm, giảm thiểu tối đa tình trạng chảy máu và nhiễm trùng.

Cắt nướu để trẻ mọc răng

Trong giai đoạn thay răng, nếu vùng nướu quá dày khiến cho răng vĩnh viễn không mọc lên được thì phải phẫu thuật cắt nướu bộc lộ răng để hỗ trợ răng mọc lên bình thường.

Cắt lợi phì đại do u

Trong trường hợp mô nướu phát triển bất thường có thể tạo thành khối u phì đại. Khi đó phần nướu cả hàm sẽ bị sưng và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khác. Biện pháp uống thuốc giảm sưng, đau cũng chỉ là tạm thời. Chỉ có phẫu thuật cắt nướu mới là phương pháp điều trị dứt điểm.

Các trường hợp khác

Một số trường hợp có thể cần kết hợp thêm phương pháp nha khoa khác như: cắt lợi kết hợp hạ môi trên để che đi phần nướu bị lộ; bọc răng sứ nếu răng ố vàng, xỉn màu,…

Cắt lợi có đau không?

Về vấn đề cắt lợi có đau không thì xuyên suốt quá trình thực hiện cắt nướu, bạn sẽ được gây tê nên không có cảm giác đau đớn. Vài giờ sau khi phẫu thuật – khi hết thuốc tê, bạn nên uống thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ, do đó cắt nướu cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, không có gì đáng lo lắng. Vì vậy, với câu hỏi cắt lợi có đau không? thì câu trả lời là Không!

Cắt nướu bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi sau khi cắt lợi phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng lợi cần cắt và cách chăm sóc của mỗi người. Cụ thể như sau:

  • Nếu cắt lợi thì thời gian hồi phục sẽ diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 1 tuần là vết thương đã lành lại, bạn có thể ăn uống và đánh răng bình thường.
  • Nếu cắt lợi với tình trạng phức tạp hơn như xuất hiện bệnh lý răng miệng hoặc cần mài xương ổ răng thì thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày tùy vào mức độ phức tạp.
  • Nếu cắt lợi bị viêm nhiễm, sưng tấy thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với 2 trường hợp trên và cần phải điều trị khắc phục nguyên nhân.

Quy trình phẫu thuật cắt lợi thực hiện như thế nào?

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, Bác sĩ khám tổng quát tình trạng răng hiện tại của bạn. Nếu phát hiện các vấn đề răng miệng thì sẽ được chỉ định điều trị bệnh lý trước tiên. Sau đó, Bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể như xác định số răng phải cắt nướu và tỷ lệ nướu cắt thích hợp.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và tiến hành gây tê

Đây là bước quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn trước khi tiểu phẫu cắt nướu. Thao tác làm sạch khoang miệng như cạo vôi răng và mảng bám được thực hiện đầu tiên, tiếp theo là gây tê để bắt đầu phẫu thuật cắt nướu.

Bước 3: Tiến hành phẫu thuật cắt nướu

Dựa vào tỷ lệ đã xác định trong kế hoạch điều trị, Bác sĩ tiến hành cắt nướu răng để tạo đường viền thẩm mỹ trong khoang miệng.

Bước 4: Hoàn thiện và hẹn lịch tái khám

Sau phẫu thuật cắt nướu, Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, sát khuẩn một lần nữa và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi cắt nướu cần lưu ý

Cách chăm sóc vết thương

  • Dùng gạc y tế để vệ sinh nhẹ nhàng ở vùng phẫu thuật mỗi ngày.
  • Không nên dùng bàn chải cứng để chải răng ở vị trí cắt nưới vì có thể gây ra tổn thương nướu và tác động đến vết chỉ khâu.
  • Ngày thứ 2 sau khi phẫu thuật nên súc miệng nhẹ nhàng khi máu đã ngừng chảy hẳn.
  • Sử dụng nước muối pha loãng để tránh chảy máu ở vùng phẫu thuật, ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
  • Uống thuốc kháng sinh chống viêm, chống phù nề từ 5 đến 7 ngày theo đúng chỉ dẫn của Bác sĩ.
  • Thăm khám và kiểm tra theo lịch hẹn của Bác sĩ.

Nên ăn gì và kiêng gì?

  • Những món nên ăn: các món dễ nhai, dễ nuốt (như cháo, súp, sữa chua…), bổ sung trái cây, rau xanh cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy vết thương nhanh lành.
  • Những món cần kiêng: không ăn đồ cứng hay sắc nhọn, quá nóng, quá lạnh; đồng thời kiêng sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã phần nào hiểu rõ về phẫu thuật cắt nướu và có lời giải đáp cho thắc mắc cắt lợi có đau không?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để tư vấn chi tiết.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *