Chăm Sóc Răng Cho Bà Bầu

Những nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ dễ mắc các bệnh răng miệng khi mang thai. Điều này rất không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế các bà bầu cần quan tâm đặc biệt đến việc chăm sóc răng miệng. Vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng trong thời kỳ thai nghén.

Chăm sóc răng cho bà bầu là gì?

Chăm sóc răng cho bà bầu là dịch vụ chăm sóc và điều trị răng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, thường dễ gặp các vấn đề về nha chu, sâu răng, mảng bám chân răng.

Chăm sóc răng cho bà bầu

Tại sao cần chăm sóc răng cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng gây ra chủ yếu bởi hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, răng và lợi của thai phụ có nguy cơ bị suy yếu đi, do cơ thể có những thay đổi về hóc-môn. Do đó dễ mắc phải bệnh viêm lợi với những triệu chứng như: đau nhức, chảy máu, và đôi khi bị hở chân răng.

Thứ hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay bị nôn mửa nên họ thường có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của mình. Hơn nữa họ có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chua, ngọt hơn bình thường nên khả năng bị sâu răng tăng cao.

Theo các chuyên gia nha khoa, phụ nữ mang thai bị bệnh lý răng miệng sẽ có nguy cơ sinh non rất cao. Theo một nghiên cứu của ĐH Alabama, Mỹ, số ca sinh non có thể giảm đến 84% bằng cách điều trị bệnh về lợi (nướu răng) cho thai phụ.

Các trường hợp chỉ định cần chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Phụ nữ mang thai gặp các vấn đề về răng miệng: viêm nướu, u lợi, sâu răng…

Quy trình chăm sóc răng miệng cho bà bầu

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn
  • Bước 2: Xác định tình trạng răng miệng
  • Bước 3: Lên kế hoạch điều trị
  • Bước 4: Hoàn thành, dặn dò cách chăm sóc răng miệng

Lưu Ý khi chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Điều đầu tiên là các phụ nữ khi có ý định sinh con, hãy thăm khám răng miệng và chữa trị dứt điểm các vấn đề răng miệng trước khi mang thai.

Khi bị đau nhức răng, bà bầu có thể áp dụng những cách chữa giảm đau tại nhà, như dùng nước muối, tỏi, gừng, chanh… Những cách này không gây phản ứng hay tác dụng phụ, an toàn cho mẹ và thai nhi.

Nếu đau nhức nặng, các mẹ nên đến gặp nha sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. Khi khám răng miệng, cần báo cho bác sĩ biết là đang mang thai. Điều này sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn và thai nhi.Khám răng theo định kỳ để giúp nướu được khỏe mạnh trong lúc mang thai. Khi bị viêm nướu do thai nghén, bà bầu cần loại bỏ mảng bám khỏi bề mặt răng bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thật cẩn thận.

Khám răng theo định kỳ để giúp nướu được khỏe mạnh trong lúc mang thai. Khi bị viêm nướu do thai nghén, bà bầu cần loại bỏ mảng bám khỏi bề mặt răng bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thật cẩn thận.

  • Tránh dùng thuốc và các kháng sinh như Tetracyclin, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc và các kháng sinh như Tetracyclin hay các bệnh mắc phải trong lúc mang thai (sởi, giang mai…) có ảnh hưởng đến cấu tạo răng của trẻ, như làm thay đổi hình dạng và màu sắc của răng. Tetracyclin có thể làm sậm màu răng của trẻ.
  • Tránh điều trị nha khoa trong 6 tuần cuối thai kỳ. Thời gian tốt để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
  • Khi bị răng sâu, bà bầu có thể đi hàn răng vào thời kỳ mang thai 14-27 tuần. Còn từ tuần 28 đến khi sinh chỉ nên kiểm tra lại và vệ sinh răng miệng. Không nên hàn trám răng vì bào thai đã lớn nằm ghế chữa răng rất bất tiện, nằm chữa lâu dễ gây ra chóng mặt, bị ngất xỉu.
  • Những trường hợp sâu răng nặng, không thể bảo tồn, nha sĩ sẽ cho bệnh nhân biết cần phải tránh nhổ răng trước tháng 4 và sau tháng thứ 7 để tránh tình trạng sảy thai, đẻ non.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *