Có bầu nhổ răng được không? Điêu thai phụ nên biết

Đau răng, sâu răng khi mang thai là tình trạng không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Cảm giác đau nhức sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy có bầu nhổ răng được không?. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này cho bạn nhé.

Phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh lý răng miệng nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, phụ nữ khi đang mang thai sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao hơn bình thường. Bởi vì lúc này, lượng canxi trong cơ thể sẽ thay đổi liên tục, thậm chí là còn thiếu hụt ở người có sức khỏe yếu.

Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi lớn về hoocmon. Việc này làm lợi bị sưng và tích tụ vôi răng làm lây nhiễm vi khuẩn. Đây là nguyên nhân gây ra sâu răng và viêm lợi quanh chân răng.

Với chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột cũng dễ làm cao răng hình thành và gây sâu răng. Ngoài ra, tuyến nước bọt của thai phụ trong thời kỳ này cũng có sự thay đổi đáng kể. Lượng nước bọt tiết ra ít hơn sẽ càng làm tăng nguy cơ sâu răng.

Với phụ nữ mang thai mà bị sâu răng hay thường xuyên bị đau nhức răng thì cần phải lưu ý là không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. 

Để giảm bớt các cơn đau, chị em có thể áp dụng một số biện pháp như: chườm lạnh, ngậm nước muối ấm, massage nhẹ nhàng tại vị trí răng bị đau. Sau đó cần đến ngay các nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tìm ra hướng xử lý kịp thời.

Sức khỏe răng miệng của mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Có bầu nhổ răng được không” thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề sức khỏe răng miệng của mẹ bầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?. Trong giai đoạn mang thai, hormone của bà bầu thay đổi nhanh và liên tục khiến cho nhiều mẹ bầu khó tránh khỏi các vấn đề về răng miệng. Có 3 vấn đề răng miệng thường gặp trong thai kỳ bao gồm: Sâu răng, viêm nướu, khối u thai kỳ (Pregnancy Tumours).

Việc phụ nữ mang thai bị sâu răng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nữ giới khi bị sâu răng trong giai đoạn thai kỳ sinh con ra sẽ có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động kém hơn. Và dễ mắc các bệnh do mẹ bầu ăn uống kém dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Vi khuẩn răng miệng phát triển quá mức có thể xâm nhập vào máu thông qua nướu và di chuyển đến tử cung. Chúng sẽ kích hoạt sản xuất ra prostaglandin – một nhóm lipid có khả năng kích thích co thắt tử cung dễ dẫn đến tình trạng sinh non.

Vậy có bầu nhổ răng được không?

Có bầu nhổ răng được không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nhổ răng là chỉ định cuối cùng của khi răng bị sâu, bị hư tổn nặng mà không thể khắc phục được, bảo tồn bằng các phương pháp phục hình nha khoa. Với riêng phụ nữ đang mang thai thì các Bác sĩ thường sẽ hoãn can thiệp nhổ răng nếu không thực sự khẩn cấp.

Thời gian nhổ răng tốt nhất là trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Vì khi này thai nhi đã phát triển hoàn thiện về các cơ quan trong cơ thể. Việc nhổ răng ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối cần phải có sự thăm khám kỹ lưỡng của Bác sĩ và cần có thêm sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa trong lúc thực hiện để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Có bầu nhổ răng được không

Nếu sâu răng mới tiến triển, đau nhức răng không quá nặng và dữ dội thì các Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc uống, thuốc kháng sinh được dùng riêng cho phụ nữ mang thai để giảm bớt đau nhức hiệu quả. Kéo dài thời gian cho đến khi phụ nữ sinh xong, sức khỏe ổn định rồi mới nhổ răng.

Để tránh sâu răng khi đang mang thai, đặc biệt là sâu răng khôn, chị em nên thường xuyên đi thăm khám và kiểm tra răng miệng định kỳ. Cần phải chăm sóc và vệ sinh răng mệng đúng cách tại nhà. Nên duy trì một chế độ ăn khoa học vừa bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi vừa giúp răng chắc khỏe, tăng lượng canxi cho răng bằng những loại thực phẩm như cá, trứng…

Mẹo chăm sóc răng miệng trong thai kỳ cho bà bầu

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc răng miệng khi mang thai dành cho bà bầu:

  • Mẹ bầu hãy chải hoặc cạo lưỡi mỗi ngày.
  • Đánh răng đúng cách ít nhất hai lần một ngày, kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên răng.
  • Hạn chế đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống cà phê, trà mà nên đợi khoảng 10 phút để tránh các ảnh hưởng đến men răng.
  • Sau khi nôn nghén nên súc miệng lại với nước sạch loại nhằm loại bỏ nước bọt chứa acid có khả năng gây mòn men răng.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B12, canxi… Chọn các thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa tốt cho răng như: Sữa chua, phô mai, trà xanh…
  • Hạn chế món ăn nhiều tinh bột và đường vì đây là nguyên nhân gây ra sâu răng và viêm tủy trong giai đoạn thai kỳ.
  • Tránh ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng để hạn chế làm cho răng bị kích thích gây đau nhức.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để tuyến nước bọt ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ là cách để đảm bảo rằng mẹ bầu không gặp vấn đề gì về răng.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc có bầu nhổ răng được không. Để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn, hướng dẫn cụ thể hơn trong thời gian mang thai bạn có thể liên hệ với Nha khoa Quốc Tế kAIYEN theo thông tin dưới đây.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *