Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?

Những trường hợp răng sâu hay viêm tủy nặng thường được chỉ định bọc răng sứ. Mục đích là để bảo tồn mô răng thật, tránh tình trạng răng bị gãy vỡ theo thời gian. Tuy nhiên, nếu trẻ em gặp các vấn đề trên thì có nên bọc răng sứ cho trẻ em không? hay cần phải cân nhắc độ tuổi để đảm bảo an toàn. 

Kỹ thuật bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ, khắc phục các khiếm khuyết của răng về hình thể, cấu trúc và chức năng. Bác sĩ sẽ sử dụng mão răng sứ để chụp lên răng thật đã được mài, gắn mão sứ sát khít với cùi răng mang đến một chiếc răng mới đạt thẩm mỹ cao. 

Bọc răng sứ bị rớt ra phải làm sao

Bên cạnh mong muốn cải thiện thẩm mỹ thì bọc răng sứ còn được chỉ định phục hình các răng bị tổn thương, sứt mẻ hay gãy vỡ một phần thân răng. Mặc dù phải mài men răng nhưng răng thật sẽ được bọc bên trong răng sứ, hạn chế được các tác động bên ngoài đến răng thật. 

Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?

Cha mẹ không nên bọc răng sứ cho trẻ em, nhất là khi răng bị hư là răng sữa. Bởi răng trẻ sẽ trải qua quá trình thay răng sữa thành răng vĩnh viễn vào độ tuổi từ 6 đến 12. Vì vậy, nếu thực hiện bọc răng sứ sớm thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn cũng như tâm lý của trẻ:

Gây cản trở việc mọc răng vĩnh viễn

Bọc răng sứ cần phải mài răng, xâm lấn đến răng thật để tạo trụ đỡ sau đó mới tiến hành cố định mão sứ. Quá trình này có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật của trẻ, cản trở sự phát triển răng vĩnh viễn. Ngoài ra, mão sứ còn có độ bền, khả năng chịu lực tốt sẽ giúp duy trì chức năng ăn nhai nhưng điều này vô tình lại chèn ép, kìm hãm sự phát triển của răng vĩnh viễn kế bên. 

Khiến trẻ có tâm lý sợ hãi do phải mài răng

Khi bọc răng sứ cần phải mài răng để làm trụ, điều này vô tình làm cho trẻ cảm thấy lo sợ, đặc biệt khi tâm lý của con chưa được ổn định. Nếu không được trấn an khéo léo, trải nghiệm này có thể để lại nỗi ám ảnh tâm lý lâu dài, khiến cho trẻ ngại hoặc sợ hãi việc thăm khám răng ngay cả khi trưởng thành. 

Có nên bọc răng sứ cho trẻ em

Mão răng sứ bị chật theo thời gian làm cho trẻ khó chịu, đau nhức

Đối với trẻ em, xương hàm đang trong quá trình phát triển. Nếu bọc răng sứ khi trẻ còn quá nhỏ thì chỉ sau vài năm, mão sứ sẽ bị cộm, chen chúc với những răng khác do cấu trúc xương hàm có sự thay đổi. Từ đó khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài của trẻ.  

Độ tuổi để bọc răng sứ an toàn

Bác sĩ khuyến cáo, nên bọc răng sứ cho người trên 18 tuổi. Thời điểm này, răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện và mặt tâm lý cũng vững vàng hơn. Một số trường hợp có thể bọc răng sứ sớm hơn ở độ tuổi 16, 17 nếu đáp ứng được các điều kiện về răng và xương hàm. 

Vì vậy, để biết chính xác có nên bọc răng sứ cho trẻ em không thì các bậc phụ huynh nên đưa con đến nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng miệng thực tế của trẻ để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

Giải pháp khắc phục khi răng của trẻ bị sâu hoặc có khiếm khuyết lớn

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng răng sâu, răng khiếm khuyết lớn ở trẻ em: 

Chụp mão SSC đối với răng cối sữa

Chụp mão SSC (Stainless Steel Crown) là lựa chọn tối ưu để bảo vệ răng sữa khi bị sâu, vỡ hoặc tổn thương nặng. 

Mão sứ SCC được làm từ thép không gỉ, có bề mặt trơn láng, khớp khít sát với răng nhờ thiết kế phù hợp với kích thước của từng loại răng sữa. Nhờ đó giúp bảo vệ răng khỏi những tác động bên ngoài, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng gây ra tình trạng viêm nhiễm, sâu răng.

Trám đối với răng vĩnh viễn

Với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, bác sĩ có thể đề nghị phụ huynh cho trẻ trám răng thay cho bọc sứ. Điều này giúp trẻ bảo tồn tối đa mô răng thật, không ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng kế cạnh. 

Tùy vào tình trạng sâu răng của trẻ mà bác sĩ đưa ra chỉ định trám răng ngăn ngừa hay trám răng điều trị. Tuy nhiên cả hai phương pháp đều nhằm mục đích ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang vùng răng khác. Từ đó giúp cho trẻ giảm ê buốt, đau nhức và khó chịu khi ăn uống. 

Những lưu ý cần biết khi bọc răng sứ cho trẻ em

Bọc răng sứ nói chung và bọc răng sứ cho trẻ em nói riêng sẽ cần phải lưu ý các vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt kết quả cao. 

  • Tìm kiếm nha khoa uy tín: Bác sĩ có chuyên môn cao cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp việc chẩn đoán, tư vấn phục hình phù hợp với tình trạng răng hiện tại. Đặc biệt có giải pháp phù hợp cho trẻ em, đảm bảo an toàn khi điều trị. 
  • Lựa chọn loại răng sứ phù hợp: Chất lượng răng sứ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phục hình và tuổi thọ sử dụng của răng. Cần lưu ý lựa chọn răng sứ cao cấp đảm bảo sự vững chắc, đồng thời răng sứ phù hợp với vị trí răng cần phục hình. 
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ từ khâu thăm khám, điều trị đến giai đoạn sau khi phục hình để đẩy nhanh quá trình điều trị. Các trường hợp mắc các bệnh lý cần điều trị triệt để trước khi thực hiện bọc răng sứ.  
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Trước hay sau khi bọc răng sứ phải chú ý đến việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Đảm bảo hạn chế vi khuẩn, các mảng bám gây hại cho răng và nướu, đồng thời làm tái phát các bệnh lý sau khi điều trị và bọc sứ. 
Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Cách bảo vệ răng miệng trẻ em khỏe mạnh, hạn chế bọc sứ hay trám răng

Bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ khỏe mạnh chính là giải pháp hiệu quả giúp trẻ hạn chế bọc sứ hay trám răng khi còn nhỏ. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cha mẹ có thể tham khảo: 

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách ngay từ khi còn nhỏ như cách đánh răng đúng từ trong ra ngoài, thời gian đánh răng ít nhất 2 phút, đánh răng 2 lần/ngày. 
  • Chọn kem đánh răng không chứa đường nhằm tránh sâu răng. 
  • Cha mẹ tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối giúp khử trùng, kháng viêm. 
  • Định kỳ lấy cao răng cho trẻ 2 lần/năm, nhằm giúp ngăn ngừa các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… 
  • Xây dựng chế độ ăn uống một cách khoa học, ưu tiên thực phẩm chứa canxi, vitamin D (các loại hạt, thịt, cá, tôm, cua, sữa chua,…) giúp răng trẻ thêm chắc khỏe. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ăn nhiều các loại bánh kẹo, uống nước ngọt, thức ăn nhanh,… bởi có thể gia tăng tình trạng sâu răng. 
  • Đưa trẻ khám răng định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường ở răng của con. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp cho quý phụ huynh có đáp án cho vấn đề bọc răng sứ cho trẻ em nên hay không và độ tuổi nào thì phù hợp để bọc răng sứ. Để giúp con có nụ cười khỏe đẹp, phụ huynh nên hướng dẫn & cùng trẻ tạo thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ. Và đừng quên đến Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để đồng hành cùng trẻ nhé!

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *