Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?

Răng hàm bị sâu là có thể bắt gặp ở trẻ em và người lớn. Điều này không chỉ khiến cho vấn đề ăn nhai, trở nên khó khăn, thậm chí còn gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy có nên nhổ răng hàm bị sâu không? Hãy cũng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu

Răng hàm là những răng mọc trong cùng của hàm trên và hàm dưới, vị trí từ số 4 đến số 8. Trong đó, răng hàm với chức năng ăn nhai chính; nhưng lại nằm ở góc khuất nên sẽ khó vệ sinh hơn các răng còn lại. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào men răng gây sâu răng.

Ngoài ra, răng hàm bị sâu có thể do nguyên nhân khác như men răng yếu bẩm sinh; ăn nhiều đồ ngọt vô tình làm mòn men răng; không cạo vôi răng thường xuyên, hay đánh răng sai cách… khiến cho mảng bám hình thành dẫn đến sâu răng hàm.

Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?

Các trường hợp răng hàm bị sâu được bảo tồn

Sâu răng hàm được bảo tồn trong trường hợp sâu răng nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng lớn đến chân răng, cụ thể:

  • Khi răng hàm bị sâu được phát hiện sớm và mức độ sâu chỉ dừng ở lại men răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và trám răng, hàn răng để xử lý triệt để ổ sâu răng.
  • Khi răng hàm sâu vào phần tủy răng nhưng chưa ảnh hưởng sâu đến chân răng, phần ngà răng vẫn còn nguyên vẹn sẽ được tiến hành điều trị tủy và trám đầy thân răng. Mặc dù răng bị chết nhưng vẫn đảm bảo phần nào chức năng ăn nhai. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành bọc sứ răng bị sâu để bảo tồn răng.

Sau khi “xử lý” hết vùng sâu răng và điều trị thành công, vấn đề vệ sinh và bảo vệ răng cần được duy trì hằng ngày vì sâu răng có thể tái lại bất cứ lúc nào. Đặc biệt với răng hàm đã rút tủy, mặc dù bọc sứ, trám răng xong về lâu dài các răng này rất dễ bị vỡ do độ cứng bị giảm khi không còn tủy nuôi dưỡng. Do đó mà khi nhai đồ cứng cần đặc biệt chú ý, sử dụng đồng đều các răng và không nên nhai đồ quá cứng để tránh ảnh hưởng tới răng.

Trường hợp cần nhổ răng hàm bị sâu

Trường hợp nhổ răng hàm bị sâu

Trường hợp nhổ răng hàm bị sâu khi sâu viêm quá nặng. Phần răng sâu gây ra kích thích tủy răng. Vi khuẩn có nguy cơ tấn công chân răng và ăn sâu xương hàm cần nhổ bỏ. Ngoài ra, trường hợp sâu răng cụt phần chân răng, sâu răng kèm theo tụt lợi, viêm nha chu,… Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng hàm bị sâu.

Khi tiến hành nhổ răng hàm bị sâu, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả kéo theo:

  • Lực nhai của hàm bị giảm sút đáng kể. Việc này khiến cho thức ăn được nghiền nhỏ khó khăn hơn. Làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa do phải làm việc quá sức. Khi một răng hàm mất đi, nhiệm vụ nhai nghiền được dồn lên các răng khác. Nó khiến răng hàm còn lại phải chịu lực tác động lớn hơn bình thường
  • Lệch khớp cắn do không còn răng đối xứng gây sưng tấy nướu, viêm nha chu,…
  • Tiêu xương vùng răng hàm gây tình trạng răng xô lệch. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới khớp cắn. Biến chứng tiêu xương còn ảnh hưởng tới khuôn mặt. Nó khiến má bị hóp lại, da nhăn nheo và mặt bị chảy xệ.

Quy trình nhổ răng hàm bị sâu

Quy trình nhổ răng hàm bị sâu được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, và hỏi những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý (nếu có) như tiểu đường, máu khó đông… Sau đó, chụp X quang để kiểm tra tình trạng của xương hàm.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành sát khuẩn vị trí răng nhổ.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ để giúp giảm đau, khó chịu trong quá trình nhổ răng.
  • Bước 4: Bác sĩ nhổ bỏ răng hàm đã chỉ định. Cuối cùng khâu đóng vết thương bằng chỉ nha khoa chuyên dụng.

Nhổ răng hàm bị sâu có trồng lại được không?

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí răng hàm đã bị nhổ… bác sĩ sẽ có các chỉ định phù hợp. Nhưng khuyến khích nên trồng lại răng mất càng sớm càng tốt, nhằm ngăn chặn tối đa biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng hàm phổ biến là:

Răng giả tháo lắp

Mỗi răng giả được đeo dính vào hàm nhờ vào móc kim loại, hoặc đeo cố định trên răng thật bởi các mô nướu làm bằng nhựa. Tuy chi phí thấp, nhưng hàm tháo lắp dễ bị rơi rớt khi sử dụng, ăn nhai kém và gây ra tình trạng tiêu xương nhanh chóng.

Cầu răng sứ

Phương pháp này sẽ mài hai răng bên cạnh răng mất để làm trụ, rồi lắp mão sứ lên trên. Ưu điểm của cầu răng sứ là tính thẩm mỹ tương đối, thời gian điều trị ngắn, nhưng sẽ gây tổn hại đến răng khỏe mạnh và không ngăn được tình trạng tiêu xương.

Cấy ghép Implant

Phục hình răng sứ tức thì trên Implant

Đây là giải pháp trồng răng hàm bị sâu hiện đại nhất, bằng cách cấy trụ Implant bằng Titanium có khả năng tương thích sinh học cao vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Phía trên là mão răng có màu sắc, hình dạng và kích cỡ tương tự răng thật. Vì vậy, phương pháp này không chỉ có độ thẩm mỹ hoàn hảo mà còn ngăn chặn tối đa tiêu xương và khôi phục chức năng ăn nhai đến hơn 90%.

Xét về tính hiệu quả lâu dài và tránh được các biến chứng về sau, phương pháp cấy ghép Implant vẫn là tối ưu và ngày càng được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt trồng răng Implant phù hợp với người lớn tuổi, bởi chỉ cần làm một lần duy nhất mà có thể sử dụng đến trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.

Qua thông tin được chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?. Hãy nhanh chóng LIÊN HỆ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị tối ưu, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ nụ cười, ăn nhai thoải mái.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *