Còn chân răng có bị tiêu xương không?

Tiêu xương hàm xảy ra do răng vĩnh viễn bị mất đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vậy còn chân răng có bị tiêu xương không? Để giải đáp cho vấn đề này, bạn hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo dõi bài viết dưới đây.

Còn chân răng là gì?

Có khá nhiều người gặp phải tình trạng bị vỡ răng, nứt răng, thậm chí là bị mất luôn cả thân răng do bị mắc các bệnh lý như sâu răng hoặc bị tai nạn. Điều này làm họ chỉ còn lại mỗi chân răng, khiến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc để lại chân răng quá lâu trên cung hàm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe răng miệng.

Tiêu xương là gì?

Tiêu xương hàm là tình trạng suy giảm về chiều cao, mật độ và thể tích của vùng xương xung quanh răng. Biến chứng này khiến cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi, má hóp lại, da mặt chảy xệ và ảnh hưởng tới khớp cắn tự nhiên.

Tình trạng này có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và hàm dưới, bởi mô xương khá mềm, dễ bị tiêu biến nếu có khoảng trống xuất hiện hoặc bị vi khuẩn xâm nhập.

Nghiêm trọng hơn, tiêu xương lâu ngày có xu hướng lan sang các vùng xương lân cận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Còn chân răng có bị tiêu xương không?

Mất răng vĩnh viễn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Vậy thì nếu còn chân răng có bị tiêu xương không? Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, câu trả lời là có. Nếu thân răng bị mất nhưng vẫn còn chân răng thì tình trạng tiêu xương ổ răng vẫn diễn ra. Tuy nhiên, tiêu xương hàm khi còn chân răng khác với khi răng bị mất hoàn toàn.

Sau khi mất răng vĩnh viễn, trên cung hàm sẽ xuất hiện khoảng trống khá lớn. Vì không còn sự kích thích khi ăn nhai nên xương hàm sẽ dần bị tiêu biến. Số lượng, chiều cao, thể tích sẽ suy giảm rõ rệt. Đây được gọi là hiện tượng tiêu xương sinh lý. Ngược lại, nếu thân răng bị mất nhưng chân răng vẫn còn thì khả năng cao là vùng chân răng này bị viêm nhiễm. Khi có phản ứng viêm, các chất sinh ra sẽ làm tiêu xương hàm. Vì vậy, hiện tượng này thường được gọi là tiêu xương bệnh lý.

Ngoài ra, quá trình tiêu xương hàm khi còn chân răng diễn ra khá nhanh. Bạn có thể bị hóp má, da nhăn nheo,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài của bạn. Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể dẫn đến cảm giác khó chịu và đau nhức kéo dài.

Còn chân răng có bị tiêu xương không

Điều gì sẽ xảy ra nếu còn chân răng nhưng bị răng sâu?

Khi chỉ còn lại chân răng nhưng lại bị sâu sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, dẫn đến mắc một số bệnh lý về răng miệng nguy hiểm như:

  • Áp xe chân răng: Đây là một biến chứng nguy hiểm do sâu chân răng gây ra, có triệu chứng thường gặp như có mủ, nướu sưng to, kèm theo những cơn đau khó chịu. Hiện tượng này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào xương hàm và gây ra hiện tượng tiêu xương.
  • Viêm tủy: Nếu như tình trạng này không được điều trị sớm thì vi khuẩn sâu răng sẽ phá hủy cả chân răng, ăn sâu xuống dưới và gây ra viêm tủy. Răng bị viêm tủy sẽ làm xuất hiện những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn sẽ phát triển tại ổ răng sâu và cũng là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Cách khắc phục hiện tượng tiêu xương do còn chân răng

Đối với vấn đề “Còn chân răng có bị tiêu xương không?” thì câu trả lời là có. Khi này, nếu như bạn bị gãy thân răng và chỉ còn lại chân răng, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn những phương án điều trị phù hợp, giúp phòng ngừa tiêu xương diện rộng cũng như các triệu chứng viêm nhiễm cấp.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chân răng và làm sạch vùng viêm nhiễm ở xung quanh. Sau đó, phục hình lại răng đã mất càng sớm càng tốt. Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng giả phổ biến là cầu răng sứ, hàm tháo lắp và cấy ghép Implant.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn phương pháp làm cầu răng sứ và hàm tháo lắp thì chỉ cần phục hình phần thân răng ở trên nướu mà không có chân răng. Điều này không thể ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm. Vì vậy, chỉ có một phương pháp là cấy ghép Implant mới có thể thay thế được răng đã mất mà không gây ra tình trạng tiêu xương. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắm trực tiếp trụ implant vào trong xương hàm, sau đó sẽ thông qua khớp nối Abutment để nâng đỡ cho mão răng sứ phía trên nhằm tạo thành một chiếc răng Implant hoàn chỉnh.

Nhờ có chân răng Implant có tác dụng tạo lực kích thích khi ăn nhai vào trong xương hàm điều này giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi, lệch khớp cắn và mất cân đối khuôn mặt.

Cách hợp lý là đến trực tiếp Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được bác sĩ chẩn đoán và chụp phim CT để có thể xác định được chính xác tình trạng xương của bạn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn về vấn đề “Còn chân răng có bị tiêu xương không?”. Khi bạn gặp phải tình trạng này thì nên điều trị càng sớm càng tốt để có thể phòng ngừa kịp thời các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng nhé.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *