Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không?

Đánh răng bị chảy máu thường xuyên là vấn đề răng miệng mà nhiều người gặp phải nhưng ít được quan tâm. Tuy nhiên, thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng là vấn đề rất đáng lo về sức khỏe răng miệng của bạn.

Tại sao đánh răng bị chảy máu thường xuyên?

Các nguyên nhân gây ra tình trang đánh răng bị chảy máu thường xuyên có thể được phân loại thành hai loại: Vấn đề ở răng miệng và vấn đề sức khỏe của cơ thể.

Chảy máu chân răng

Trong các vấn đề về răng miệng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm viêm nướu, các bệnh về răng và quanh răng, cũng như các vấn đề về răng, nướu. Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho chảy máu chân răng xảy ra. Các vấn đề như răng sâu, viêm nha chu, và răng mọc không đúng chỗ cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu khi đánh răng.

Các nguyên nhân từ cơ thể bao gồm việc ăn uống không cân đối, dùng thuốc, thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, và mắc các bệnh lý về gan. Các yếu tố như hút thuốc lá, căng thẳng, lo âu, và những bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng này.

Việc tìm ra nguyên nhân cụ thể cho tình trạng đánh răng bị chảy máu thường xuyên và áp dụng các biện pháp phù hợp là rất quan trọng để bảo vệ cho sức khỏe răng miệng và toàn bộ cơ thể.

Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không?

Nếu chảy máu khi đánh răng thỉnh thoảng xảy ra thì không phải là việc gì đáng lo ngại. Tình trạng này sẽ chấm dứt trong vài ngày và không bị tái phát. 

Tuy nhiên, nếu đánh răng bị chảy máu thường xuyên thì bạn nhất định không được chủ quan vì có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu cấp tính, ảnh hưởng đến ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Chảy máu chân răng khi đánh răng nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và xử lý sẽ dẫn đến viêm nha chu. Làm cho răng và các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Tình trạng này còn đặc biệt nguy hiểm đối với các nhóm đối tượng sau đây:

  • Người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch: Lượng đường trong máu tăng cao và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, thậm chí là nguy cơ đột quỵ.
  • Phụ nữ đang mang thai: Bà bầu nếu đánh răng bị chảy máu nếu không sớm xử trí sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng trong giai đoạn mang thai, dẫn đến việc sinh non, trẻ sinh non bị nhẹ cân.

Các biện pháp hạn chế chảy máu chân răng

Nếu bạn gặp phải tình trạng đáng răng bị chảy máu thường xuyên, hãy nhớ không nên xem nhẹ tình trạng này và chờ nó tự khỏi. Thay vào đó, việc cần làm là thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

Có một số thay đổi thói quen và các biện pháp chăm sóc răng miệng có thể giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng và cải thiện sức khỏe cho nướu:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần. Chải răng theo chiều dọc và xoay tròn, chọn bàn chải lông mềm và không đánh răng quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu, kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng tốt hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung thêm canxi, vitamin C, K và các chất dinh dưỡng khác thông qua việc ăn uống giàu rau củ, hải sản và trái cây. Các chất này giúp tăng cường sức khỏe cho nướu và giảm nguy cơ làm chảy máu chân răng.
  • Hạn chế căng thẳng: Thực hành các phương pháp giúp giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc tập thể dục để giảm các áp lực lên nướu và răng.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Hút thuốc lá là một thói quen có hại cho sức khỏe tổng thể và răng miệng, bao gồm việc chảy máu chân răng. Hãy từ bỏ thói quen này để giúp bảo vệ sức khỏe nướu và răng của bạn.
  • Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân của tình trạng này và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể được khuyến nghị để điều trị.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc đánh răng bị chảy máu thường xuyên do đâu và mức độ nguy hiểm ra sao. Hãy nhớ, việc thường xuyên gặp tình trạng chảy máu khi đánh răng có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *