Nhiều trường hợp sau khi cấy ghép Implant bắt đầu xuất hiện tình trạng trụ implant bị đào thải. Điều này là mối lo lắng nhiều người. Vậy dấu hiệu trụ implant bị đào thải như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này.
Thế nào là trụ implant bị đào thải?
Sau khi thực hiện cấy trụ implant thành công, cần khoảng 3 đến 6 tháng để xác minh mức độ tích hợp của trụ với xương hàm. Đa số các ca phẫu thuật cấy ghép implant đều có kết quả thuận lợi. Nhưng vẫn có xác suất không thành công, xương hàm và trụ implant không có hoặc mất đi khả năng gắn kết. Trường hợp này gọi là đào thải trụ implant.
Đào thải trụ implant rất nguy hiểm, tình trạng này có thể xuất hiện trong quá trình cấy ghép implant, giai đoạn phục hồi hay ngay khi đã kết thúc quá trình điều trị. Nếu không nhận diện sớm có biện pháp xử lý kịp thời, thì sẽ rất khó khắc phục và phát sinh nhiều chi phí tốn kém hơn.
Lý do dẫn đến việc trụ implant bị đào thải?
Hút thuốc lá
Đây được xem là nguyên nhân làm cho trụ răng implant không thể tích hợp. Trong thuốc lá có chứa các chất như carbon monoxide, nicotine… khiến cho vết thương lâu lành hơn vì làm giảm cấp máu đến vị trí cấy ghép. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng người hút thuốc lá mắc nguy cơ tiêu xương hàm nhanh hơn so với người bình thường.
Bạn có thể dùng nước súc miệng có chứa chlorhexidine trong trường hợp không thể bỏ thuốc. Nhưng tất nhiên nguy cơ thất bại cũng sẽ tăng lên.
Mật độ xương
Mật độ xương giúp ổn định trụ implant và cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của implant. Phân cấp mật độ của xương được ký hiệu từ D1 đến D4. D4 là xương có mật độ nhỏ nhất và D1 là mật độ lớn nhất. Nó quy định được xương bạn thuộc xương xốp hay xương đặc.
Tỉ lệ tích hợp xương tốt ở loại D2 và D3. Do mật độ rất cao nên D1 có nguy cơ làm tăng ma sát khi cấy ghép và giảm cấp máu đến khu vực phẫu thuật. Từ đó dễ gây ra hoại tử xương do giảm cấp máu và gãy xương vi thể. Đối với xương D4 có mật độ thấp nhất, việc giữ ổn định cho trụ implant sau cấy ghép sẽ trở nên khó khăn hơn, diện tích tiếp xúc của xương và bề mặt của implant sẽ ít hơn, làm chậm quá trình tích hợp, tăng nguy cơ thất bại.
Không thể làm thay đổi mật độ xương của bạn với phương pháp nha khoa nào bởi đây là cơ địa. Nhưng vẫn có thể áp dụng sự linh hoạt trong kỹ thuật cấy ghép để hạn chế được nguy cơ bị đào thải.
Việc thiết kế và lựa chọn loại implant sao cho phù hợp với từng loại xương là kỹ năng quan trọng với mỗi bác sĩ.
Bệnh nhân dị ứng với trụ implant
Titanium – thành phần cấu thanh của mọi loại trụ implant có thể gây ra dị ứng với cơ địa của một số người . Mặc dù các nghiên cứu chứng minh Titanium là kim loại có khả năng tương hợp sinh học với cơ thể cao, nhưng vẫn có một số rất ít trường hợp cơ thể không thể thích nghi với loại này.
Tay nghề chuyên môn của bác sĩ
Bác sĩ thực hiện cấy ghép implant cần có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm tay nghề cao để có thể thực hiện ca cấy ghép implant đạt chuẩn. Các vấn đề như quá trình đo đạc, tiên lượng không chính xác, điều kiện vô trùng không đảm bảo, kỹ thuật khoan – cấy ghép không vững chắc sẽ gây ra tổn thương xương hàm, mất ổn định trụ implant.
Dấu hiệu trụ implant bị đào thải
Trụ implant lung lay, không vững chắc
Thường xảy ra khi xương hàm và trụ implant không thể tích hợp được với nhau. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, có thể là do sai sót trong việc chẩn đoán, không được kiểm tra kỹ lưỡng, xác định sai mật độ xương hay bác sĩ cấy ghép sai kỹ thuật,…
Dấu hiệu trụ implant bị đào thải là trụ implant trồi lên
Đây là dấu hiệu trụ implant bị đào thải dễ nhận biết là khi trụ sẽ bị trồi lên để lộ phần thân trụ. Nguyên nhân là do kỹ thuật và thao tác cấy trụ của bác sĩ không đạt chuẩn hoặc do khách hàng chăm sóc vết thương không đúng cách gây ra.
Sưng đau, viêm nhiễm vị trí cấy ghép là dấu hiệu trụ implant bị đào thải
Nha khoa sử dụng vật liệu cấy ghép implant kém chất lượng có thể làm kích ứng xương, mô nướu gây sưng đau vị trí thực hiện cấy ghép. Tình trạng sưng đau kéo dài có thể gây ra viêm nhiễm trầm trọng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Làm gì khi xuất hiện tình trạng đào thải trụ implant?
Nếu khoang miệng của bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lạ, có dấu hiệu trụ implant bị đào thải, tuyệt đối không nên được chủ quan. Nhưng đừng quá hoang mang mà chỉ cần quan sát, phát hiện đúng lúc và tuân theo các chỉ dẫn sau:
- Cầm máu bằng băng gạc sạch nếu có dấu hiệu bị chảy máu
- Không được tự ý sử dụng thuốc ngoài với lý do gì. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng, tạo ra kích ứng có hại cho cơ thể.
- Gặp bác sĩ điều trị ngay để xác định được nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục.
Tùy vào mức độ khác nhau mà có cách khác nhau để điều trị tình trạng đào thải trụ implant. Nhưng nhìn chung các bác sĩ sẽ thực hiện theo quy trình sau:
- Lấy trụ không tương thích ra khỏi xương hàm
- Xử lý vị trí viêm nhiễm trong ổ răng
- Kiểm tra lại xương hàm và xác định nguyên nhân đào thải
- Cấy ghép implant lần 2 hoặc đưa ra phương án trồng răng khác.
Trên đây là những thông tin cần biết về dấu hiệu trụ implant bị đào thải. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi có thể giúp ích cho bạn. Nếu cần tư vấn hoặc bất kỳ sự hỗ trợ nào bạn có thể liên hệ ngay Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh