Hậu quả của việc mất răng nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người cho rằng việc mất một chiếc răng thì không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, tuy nhiên hậu quả của việc mất răng vĩnh viễn lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhai, thẩm mỹ, …Cho nên cần phải có các biện pháp can thiệp sớm khi bị mất răng.

Mất răng là gì?

Mất răng là tình trạng một hay nhiều răng không còn tồn tại trong hàm, tạo ra khoảng trống giữa các răng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng, từ các bệnh lý răng miệng cho đến chấn thương. Trong một vài trường hợp, toàn bộ răng có thể bị mất đi hoặc chỉ còn lại một phần chân răng.

Nguyên nhân gây mất răng

Mất răng do nhiều nguyên nhân như:

Sâu răng

Sâu răng là tình trạng răng miệng khá phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể tiến triển, ảnh hưởng đến tủy răng và gây ra những biến chứng như đau răng, nhiễm trùng và thậm chí gây mất răng.

Các tổn thương gây mất mô cứng răng

Một số tổn thương khác gây ra mất mô cứng của răng, nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến viêm tủy răng và làm mất răng như:

  • Mòn răng: Một số nguyên nhân bao gồm khớp cắn lệch, nghiến răng, hoặc đánh răng quá mạnh. Mòn răng có thể xảy ra do tiếp xúc với vật cứng.
  • Mòn hóa học: Hậu quả của việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất, như trào ngược dạ dày, hoặc tiếp xúc với khí ga, axit.
  • Tiêu cổ răng: Do răng bị xoay trục hoặc sự cản trở khi cắn sang bên.
  • Tổn thương do rối loạn quá trình phát triển răng: Do nhiễm khuẩn hoặc sang chấn làm rối loạn chức năng của nguyên bào tạo men răng.
  • Nứt vỡ răng: Xảy ra do tai nạn, chấn thương.
  • Tiêu chân răng: Khi bị chấn thương, nhiệt độ cao hoặc bị viêm tủy mạn tính.

Viêm quanh răng

Viêm quanh răng, hay còn gọi là viêm nha chu gây ra viêm nhiễm kéo dài, làm suy giảm các cấu trúc hỗ trợ răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng và xi măng. Bệnh lý này tiến triển theo các giai đoạn và nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra mất răng và những hậu quả nghiêm trọng cho khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bạn.

Chấn thương

Trong quá trình sinh hoạt và thực hiện hoạt động hàng ngày như tham gia các môn thể thao, vận chuyển hàng hóa nặng,… không may gặp phải tai nạn, chấn thương dẫn đến mất răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm.

Răng bị nhổ do có bệnh lý như u, nang xương hàm

Khi các u nang phát triển trong xương hàm sẽ gây ra áp lực lên răng và xương, dẫn đến việc răng di chuyển hoặc mất răng. Một số trường hợp, bác sĩ phải nhổ bỏ răng để u, nang xương hàm không lan rộng và ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

Hậu quả của việc mất răng

Nếu chủ quan để mất răng lâu năm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

Suy giảm chức năng ăn nhai gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Ăn nhai là tuyến đầu của hệ tiêu hóa. Người bị mất răng việc ăn uống sẽ trở nên rất khó khăn hơn do các khoảng trống từ mất răng gây ra, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Thức ăn thô, sẽ khó tiêu hóa, dịch vị dạ dày buộc phải tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày phải hoạt động hết công suất để co bóp mới chuyển hóa được hết chất dinh dưỡng.

Thời gian tiêu hóa thức ăn của người bị mất răng sẽ dài hơn do dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn. Trong thời gian dài, dạ dày sẽ bị quá tải khi phải làm việc liên tục nên rất dễ bị tổn thương, sinh ra tình trạng đau bao tử. Cơ thể cũng ngày càng suy yếu khi không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. Người ở độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi, người mất nhiều răng về lâu dài cơ thể sẽ bị suy nhược, luôn mệt mỏi và chán ăn gây ra sụt kí, lão hóa và làm việc kém hiệu quả.

Mất răng hàm gây hóp má và lão hóa sớm

Khi không còn răng sẽ không có lực để tác động và kích thích cho xương hàm phát triển. Sau một thời gian dài, phần xương hàm sẽ tiêu biến, khiến cho nhiều răng lung lay và có thể dẫn tới mất răng toàn hàm.

Lâu dài tiêu xương hàm sẽ khiến cho vùng má bị hóp vào, da bị nhăn nheo, chảy xệ, dẫn đến khuôn mặt bị già trước tuổi. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những người bị mất răng hàm thường bị hô do 2 má hóp lại, còn bị món do mất răng cửa, khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với người cùng tuổi.

Lão hóa sớm là hậu quả của việc mất răng

Các răng chắc khỏe bị xô lệch, gây mất thêm răng

Khi bị mất răng sẽ tạo ra các khoảng trống ở trên cung hàm. Theo thời gian, răng xung quanh bị mất đi chỗ dựa, các răng này dần bị xô lệch và nghiêng dần về phía khoảng trống của răng bị mất. Răng đối đỉnh không được nâng đỡ cũng sẽ bị trồi lên hoặc trụt xuống. Những chiếc răng xô lệch này có nguy cơ bị lung lay và phải nhổ bỏ, lệch khớp cắn.

Phát âm không chính xác

Mất răng, đặc biệt là mất răng cửa sẽ khiến cho bạn khó phát âm chính xác được, dễ nói ngọng.

Dây thần kinh bị ảnh hưởng gây ra rối loạn khớp thái dương hàm

Bên cạnh chức năng ăn nhai, Răng còn nhiệm vụ kiểm soát cảm giác, vận động của các cơ mặt thông qua dây thần kinh. Tuy nhiên khi bị mất 1 răng hàm hay nhiều răng hàm sẽ khiến hàm răng lệch lạc, thưa hoặc sai khớp cắn, tình trạng tiêu xương hàm kéo dài, dây thần kinh sẽ nằm gần niêm mạc hơn gây đau đầu, đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy là triệu chứng thường thấy.

Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày

Khi bị mất răng hàm sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến cho cơ thể của bạn bị suy yếu và tinh thần mệt mỏi, không thể tập trung làm việc được. Việc mất răng còn làm cho khuôn mặt bị biến dạng và không còn cân đối, làm cho bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp với mọi người.

Các biện pháp khắc phục tình trạng mất răng

Rất nhiều người thắc mắc phải làm gì khi bị mất răng, đặc biệt là mất nhiều răng phải làm sao? Khi bị mất răng có thể sử dụng các biện pháp để khắc phục nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây ra biến chứng do mất răng như:

Hàm giả tháo lắp

Đây là kỹ thuật thường được áp dụng với người cao tuổi, những người bị mất răng lâu ngày. Kỹ thuật này có thể sử dụng khi mất một tay một vài răng thậm trí toàn bộ răng. Phương pháp này sử dụng một hàm giả có phần mô nướu gắn trực tiếp lên nướu của bệnh nhân có thể làm hàm giả bán phần hoặc toàn phần tùy vào từng trường hợp. Khi sử dụng kỹ thuật hàm giả tháo lắp thì hoàn toàn có thể tháo ra vệ sinh dễ dàng. Những nhược điểm của phương pháp này là hàm tháo lắp sẽ bị cong và lệch khi bị một lực tác động mạnh, khả năng nhai yếu, dễ rơi khi sử dụng trong một thời gian, không ngăn được tiêu xương… Vì vậy, kỹ thuật này hiện không còn được áp dụng nhiều.

Hàm giả tháo lắp

Làm cầu răng sứ

Đây là phương pháp thay thế hiệu quả nên như bị mất một hay nhiều răng trên cùng một khu vực, phương pháp này có thể giảm một số nhược điểm của phương pháp hàm giả tháo lắp. Làm cầu răng sứ là kỹ thuật trồng răng giả cố định, tuy nhiên để làm được cầu răng sứ đòi hỏi 2 răng lân cận phải chắc khỏe mới có thể nâng đỡ được cầu răng. Ưu điểm là khả năng nhai tốt hơn so với hàm giả tháo lắp, tuổi thọ cũng cao hơn và nhìn tự nhiên hơn. Nhược điểm là khó làm sạch vùng xung quanh răng bên dưới cầu răng, không ngăn được tình trạng tiêu xương, dễ sứt mẻ nếu ăn nhai đồ cứng…

Cấy ghép Implant

Bác sĩ Trần Thanh Phong và ca bệnh nhân cấy ghép implant
Bác sĩ Trần Thanh Phong và ca bệnh nhân cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant thường là phương pháp được lựa chọn khi cần thay thế một răng hay nhiều răng ở các vị trí khác nhau. Đây là phương pháp hiện đại và phục hồi khả năng ăn nhai tốt gần như răng thật. Khi thực hiện thì bạn được cắm một trụ chân răng giả vào trong hàm, rồi gắn chiếc răng giải thay thế vào tạo độ bám vững chắc. Ưu điểm phương pháp này là tuổi thọ răng kéo dài, phục hồi chức năng nhai tốt, thẩm mỹ cao, không gây ảnh hưởng đến các răng lân cận, hạn chế tiêu xương. Nhược điểm đây là phương pháp phẫu thuật cho nên cũng sẽ có một vài biến chứng tương tự như các can thiệp phẫu thuật khác.

Như vậy, trên đây là những hậu quả của việc mất răng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới sức khỏe mà còn thẩm mỹ. Cho nên nếu chẳng may bị mất răng thì nên tới Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng điều trị khó khăn hơn.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *