Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?

Làm cầu răng sứ là một phương pháp phổ biến giúp khôi phục lại hàm răng đã bị mất, tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn lo ngại vấn đề bị tiêu xương. Vậy làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn thông tin đầy đủ về vấn đề này.

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là một loại cấu trúc răng giả được đặt lên bề mặt răng. Từ đó giúp khắc phục hiệu quả khuyết điểm khi bị mất răng, cải thiện chức hiệu quả ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng.

Để thực hiện phương pháp cầu răng sứ, các bác sĩ chế tác dải cầu răng sứ, thường sẽ có 3 – 4 mão răng được thiết kế dính liền với nhau. Cùng với đó là 2 răng bên cạnh vị trí răng mất được mài đi. Sau đó mới chụp mão sứ lên trên cùi răng thật vừa mài để khôi phục lại cấu trúc của răng hàm.

Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?

Làm cầu răng sứ sẽ làm bạn bị tiêu xương, bởi vì phương pháp này chỉ phục hình răng ở trên bề mặt nướu, không có chân răng thay thế bên dưới. Xương hàm được hoạt động và duy trì bởi chính nhờ vào các chân răng. Khi thực hiện bắc cầu răng sứ thì các chân răng bị mất đi mà không có một thứ gì khác thay thế vào vị trí đó, thì phần xương hàm lâu ngày không được nâng đỡ sẽ dần tiêu biến. 

Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không

Khi làm cầu răng sứ bạn sẽ chỉ được thực hiện kỹ thuật khôi phục phần thân răng để phục vụ việc ăn nhai nên phần xương hàm sẽ tiêu biến dẫn đến tình trạng tiêu xương. Mặc dù phương pháp làm cầu răng sứ không có loại bỏ tình trạng tiêu xương hàm, nhưng phương pháp này có thể giúp phục hồi chức năng ăn uống hàng ngày đến 70% và về tính thẩm mỹ giúp cải thiện răng mất, phát âm khá tốt cho bạn.

Ngoài ra, làm cầu răng sứ có bị tiêu xương hay không còn do một số nguyên nhân như sau:

  • Do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật khiến cho răng sứ không sát khít với viền nướu. Từ đó, khiến cho thức ăn dễ mắc lại và vi khuẩn sinh sôi tạo các mảng bám gây tiêu xương.
  • Chất liệu bọc răng sứ không đảm bảo gây ra kích ứng cho nướu và tiêu xương.
  • Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, gây ra mòn cổ răng.

Bắc cầu răng sứ bao lâu thì bị tiêu xương

Khoảng 6 tháng sau khi làm cầu răng sứ thì đây được xem là thời điểm tiêu xương hàm nhanh, tốc độ tiêu xương nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào sức khoẻ và cơ địa của mỗi người. Ngoài ra chế độ chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện phương pháp cầu răng sứ cũng ảnh hưởng đến tình trạng tiêu xương. Và tình trạng tiêu xương sau khi thực hiện cầu răng sứ sẽ nghiệm trọng hơn sau khoảng 2 năm, nếu bạn không sử dụng phương pháp thay thế chân răng đã bị mất.

Cầu răng sứ chỉ có thời hạn sử dụng được từ 5 đến 10 năm tùy vào chất lượng sứ, tay nghề của bác sĩ và chế độ chăm sóc răng miệng của bạn. Bạn nên thay thế bằng phương pháp cấy ghép Implant, để có thể khắc phục mọi nhược điểm mà cầu răng sứ không thể làm được.

Tiêu xương hàm gây ảnh hưởng như thế nào?

Tiêu xương là một tình trạng thường gặp sau khi thực hiện phương pháp cầu răng sứ. Việc tiêu xương có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hàm răng, gây ra những vấn đề về tính thẩm mỹ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng

Sau khi làm cầu răng sứ, chân răng sẽ không còn tác động đến xương hàm, dẫn đến chiều rộng và chiều cao của xương hàm bị sụt giảm. Khi xương hàm bị giảm, mô nướu bên dưới cầu răng sứ cũng sẽ bị co lại, không còn đầy đặn. Biểu hiện dễ thấy nhất là vùng mô nướu bên dưới cầu răng dần bị lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và phần răng giả.

Ảnh hưởng đến chức năng của hàm răng

Khi tiêu xương xảy ra, sự ổn định của cầu răng sứ bị giảm đi, dẫn đến khả năng nhai và nói chuyện bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tiêu xương cũng gây ra các cơn đau nhức và khó chịu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống

Vì tiêu xương khiến cho mô nướu bị lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và phần cầu răng, điều này gây ra ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, gây khó chịu và tự ti cho bạn. Việc không thể nhai thức ăn đúng cách cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn.

Mắt răng có khiến mặt lệch không

Có thể dẫn đến mất răng

Tình trạng tiêu xương và tụt nướu kéo dài sẽ làm cho các răng bên cạnh không còn được vững chắc chắn. Từ đó sẽ khiến răng bị lung lay và gãy rụng, gây nguy cơ mất răng thật…

Cách khắc phục tình trạng tiêu xương khi làm cầu răng sứ

Để khắc phục tình trạng tiêu xương và tụt nướu sau khi mất răng, cách hiệu quả là sử dụng phương pháp trồng răng Implant (cấy ghép Implant).

Với phương pháp này, trụ Implant sẽ được đặt vào vị trí bị mất răng ở trên xương hàm. Sau khi trụ Implant đã tích hợp vững chắc với xương hàm, nó sẽ có chức năng như một chân răng thật. Trong quá trình ăn uống, răng Implant sẽ tạo ra lực tác động và kích thích xương hàm. Điều này sẽ giúp duy trì mật độ xương, ngăn chặn vấn đề tiêu xương và giữ cho phần nướu không bị lõm xuống. Đây cũng là điều mà phương pháp cầu răng sứ sẽ không làm được.

Các kỹ thuật hỗ trợ như nâng xoang, ghép màng xương, ghép xương có thể giúp tình trạng mất răng lâu năm và tiêu xương hàm nhiều cũng có thể thực hiện trồng răng Implant. Sau khi thực hiện, các mô xương hàm tại vị trí mất răng được phục hồi lại cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Không chỉ phục hồi lại được chân răng giúp bảo tồn xương hàm, cấy ghép Implant còn được đánh giá cao về khả năng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Theo đó, phương pháp cấy ghép Implant có thể khôi phục đến 99% lực nhai tự nhiên của hàm. Đồng thời hình dáng, kích thước và màu sắc của răng implant giống như răng thật.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp cầu răng sứ và phương pháp phù hợp cho bạn khi mất răng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *