Lấy cao răng bị chảy máu có sao không?

Lấy cao răng bị chảy máu là một biểu hiện thường gặp. Nguyên nhân có thể là do mảng bám vôi răng quá dày và cứng, hoặc do Bác sĩ thực hiện quá mạnh tay làm tổn thương đến các tổ chức xung quanh răng. Vậy việc chảy máu khi lấy cao răng có sao không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Lấy cao răng bị chảy máu do đâu?

Lấy cao răng là phương pháp để loại bỏ các mảng bám bị vôi hóa ở bề mặt hoặc chân răng, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng sau khi lấy cao răng bị chảy máu, khiến họ hoang mang và lo lắng không biết cần phải làm gì khi gặp tình trạng này.

Một số nguyên nhân khiến chảy máu liên tục sau khi thực hiện lấy cao răng:

Bệnh về răng miệng

Những người khi thực hiện lấy cao răng nhưng gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… đây là các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc lấy cao răng.

Ở vùng răng bị viêm sẽ khá nhạy cảm, khi thực hiện lấy cao răng không những khiến cho bạn chảy máu mà còn gây ra ê buốt răng. Do đó, bác sĩ khuyên bạn nên chữa các bệnh lý về răng miệng trước khi thực hiện lấy cao răng.

Cao răng quá dày và cứng

Có khá nhiều người đến nha khoa khi cao răng đã đóng bám quá nhiều và dày. Cao răng cứng và lan rộng xuống vùng nướu, khiến cho bác sĩ thực hiện tới vùng nướu. Cao răng càng cứng, càng bám thì mức độ cần tác động càng mạnh nên sẽ gây ra tình trạng chảy máu khi lấy cao răng.

Cơ địa mỗi người

Một số người mắc bệnh máu khó đông sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chảy máu liên tục sau khi cạo vôi răng. Nếu bạn mắc bệnh máu khó đông thì cần khai báo thông tin cẩn thận trước khi thực hiện để bác sĩ nắm rõ. Ngoài ra, thiếu vitamin C và protein khi lấy cao răng cũng dễ bị chảy máu chân răng.

Tay nghề của bác sĩ

Trình độ tay nghề bác sĩ nha khoa cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc lấy cao răng bị chảy máu. Nhiều trường hợp cao răng ở vị trí khó nhưng tay nghề bác sĩ cao, thủ thuật nhanh chóng nên sẽ không gây ra đau và chảy máu. Ngược lại, có những trường hợp lấy cao răng đơn giản nhưng bác sĩ không có tay nghề và kinh nghiệm cũng có thể gây chảy máu.

Lấy cao răng bị chảy máu có sao không?

Lấy cao răng là kỹ thuật nha khoa làm răng sạch các mảng bám, ngăn chặn các bệnh lý răng miệng. Thực tế kỹ thuật lấy cao răng chỉ tác động bề mặt răng, không gây tổn thương đến mô mềm như nướu lợi. Do đó tình trạng lấy cao răng bị chảy máu ít khi xảy ra. 

Lấy cao răng bị chảy máu có sao không

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp lấy cao răng bị chảy máu. Cụ thể một số nguyên nhân khiến cho bạn bị chảy máu khi lấy cao răng như:

  • Tình trạng cao răng quá nhiều và lấn dần xuống nướu, do đó bác sĩ cần phải tác động vào nướu và dễ dẫn đến việc chảy máu. 
  • Cao răng nằm sâu dưới nướu răng làm tầm nhìn của bác sĩ bị hạn chế, việc lấy cao răng trở nên khó khăn và có thể làm chảy máu.
  • Do bác sĩ lấy cao răng chưa có tay nghề cao. Do chưa có kinh nghiệm nhiều và sự khéo léo tỉ mỉ nên dẫn đến việc cạo vôi bị chảy máu.

Lấy cao răng bị chảy máu liên tục có sao không?

Lấy cao răng bị chảy máu không hề đáng ngại nên bạn đừng quá lo lắng. Bởi vì đây là trường hợp rất ít xảy ra. Nếu có chảy máu cũng sẽ chảy một ít và rất nhanh hết, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy máu chảy liên tục không cầm được thì cần tiến hành sơ cấp cứu, nhập viện ngay lập tức để được khắc phục kịp thời.

Chăm sóc răng sau khi cạo vôi răng

Việc cạo vôi răng thường được thực hiện sau mỗi 6 tháng/lần để bảo vệ răng chắc khỏe và nụ cười thẩm mỹ.

Đối với những người có xu hướng tích tụ mảng bám nhiều hơn hoặc thường xuyên bị chảy máu ở nướu răng, nên cạo vôi răng sau mỗi ba đến bốn tháng.

Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không

Sau khi thực hiện cạo vôi răng, bạn cần lưu ý tuân thủ các cách chăm sóc răng miệng như:

  • Không ăn thức ăn trong 2 giờ đầu sau khi cạo vôi răng.
  • Mới cạo vôi răng thì nên ăn thực phẩm mềm, tránh các thực phẩm dai cứng.
  • Không ăn thức ăn nóng hoặc cay cho đến khi nướu răng được ổn định, không còn bị nhạy cảm.
  • Tránh đồ uống có cồn, thuốc lá trong ít nhất 72 giờ vì chúng có thể làm chậm quá trình hồi phục của răng và nướu.
  • Nếu bị nhạy cảm bạn có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng để giảm sưng tấy và khó chịu sau khi thực hiện cạo vôi răng.
  • Nước súc miệng giảm mẫn cảm giúp giảm sưng và khó chịu sau khi cạo vôi răng.
  • Đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm. Thay bàn chải mới mỗi 3 tháng/lần.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, không xỉa răng bằng tăm.
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.

Để hạn chế tình trạng lấy cao răng bị chảy máu, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và lành nghề. Đặc biệt, đừng quên thực hiện thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng sức khỏe răng miệng trước khi lấy cao răng.

Qua những chia sẻ trên đây về việc lấy cao răng bị chảy máu, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc chăm sóc răng miệng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *