Lấy cao răng mất bao lâu? Khi nào nên lấy cao răng?

Cao răng là tác nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người cần lấy cao răng thường xuyên để bảo vệ răng miệng. Vậy thời gian lấy cao răng mất bao lâu?, hãy cùng tìm hiểu chI tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Vì sao phải lấy cao răng?

Cao răng là cặn cứng lắng lại từ muối vô cơ, mảnh vụn thức ăn, xác tế bào biểu mô, vi khuẩn… và các chất khoáng trong miệng. Sau khi ăn khoảng 15 phút, lớp màng mỏng sẽ bám vào bề mặt của răng, lâu dần sẽ hình thành nên mảng bám và vôi răng. Cao răng thường có màu trắng đục, vàng nhạt, nâu hoặc đỏ thẫm, bám chắc ở lên thân răng và dưới nưới. Cao răng bám chắc trên răng, khó loại bỏ bằng việc vệ sinh thông thường.

Vôi răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các vi khuẩn có hại phát triển quá mức sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng,

Lấy cao răng là việc nên làm định kỳ bởi cao răng tồn tại lâu ngày có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe răng miệng như:

  • Viêm lợi
  • Viêm nha chu
  • Sâu răng
  • Hôi miệng

Ngoài ra, vi khuẩn tích tụ từ cao răng còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm tủy ngược dòng, lở loét miệng, viêm amidan,…

Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần lấy cao răng thường xuyên hoặc ngay khi cao răng hình thành.

Quá trình lấy cao răng mất bao lâu?

Tần suất lấy cao răng đối với theo khuyến cáo của bác sĩ là:

  • Người lớn có nhiều cao răng, vôi răng dễ hình thành do bề mặt của răng sần sùi cần lấy vôi răng từ 3 đến 4 tháng/lần.
  • Người lớn có ít cao răng, cao răng hình thành lâu, bề mặt của răng nhẵn bóng có thể lấy cao răng từ 5 đến 6 tháng/lần.
  • Trẻ em cần được lấy cao răng khoảng 5 đến 6 tháng/lần để không làm ảnh hưởng đến răng và nướu.

Thời gian lấy cao răng thường kéo dài từ 10 đến 30 phút, tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Ngoài ra, tay nghề của bác sĩ cũng quyết định đến tốc độ lấy cao răng. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ thao tác chính xác, loại bỏ các mảng bám, cao răng cần thiết ra khỏi răng và lợi mà không làm tổn thương tới răng miệng.

Theo khuyến cáo nha khoa, cao răng không nên lấy quá liên tục bởi điều này có thể làm cho răng bị mòn men, ê buốt.

Sau khi lấy cao răng, răng cần được chăm sóc với một chế độ đặc biệt để đảm bảo an toàn, tránh tổn thương răng. Vì vậy, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ khi vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ sự chắc khỏe của răng.

Khi nào nên lấy cao răng

Khi cao răng xuất hiện, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng và ăn uống phù hợp để giảm thiểu cao răng. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ ngay khi có thể để loại bỏ vôi răng. Việc lấy cao răng là cần thiết để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Các bác sĩ khuyên rằng, nên kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề về răng miệng, tránh cao răng phát triển thành những mảng lớn hơn.

Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ các vết ố vàng, mảng bám và cả màu sắc không đẹp trên bề mặt răng. Để lấy cao răng, các phòng khám nha khoa hiện đại sử dụng máy móc hiện đại như máy siêu âm. Phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm giúp loại bỏ cao răng triệt để và không gây đau nhức. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp duy nhất để lấy cao răng.

Để giữ cho răng miệng của mình luôn khỏe mạnh, bác sĩ khuyên nên thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và đến bác sĩ định kỳ để duy trì tình trạng răng miệng tốt. Việc này sẽ giúp phòng tránh các mảng bám răng và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Lợi ích của việc cạo vôi răng định kỳ

Cạo vôi răng là phương pháp chăm sóc răng miệng mà bạn nên áp dụng định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng, đừng vì e ngại không biết lấy cao răng mất bao lâu mà trì hoãn lấy cao răng sẽ không làm mất nhiều thời gian của bạn mà còn đem lại rất nhiều lợi ích:

Phát hiện sớm bệnh lý về răng miệng

Trước khi thực hiện lấy cao răng, bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát cho bạn, nếu nhận thấy có bất kì bất thường nào, bạn sẽ được chỉ định chụp X – Quang để đánh giá chính xác tình trạng răng, xương để phát hiện các vấn đề đang mắc phải và điều trị sớm.

Phòng tránh sâu răng và bệnh nha chu

Các mảng bám tồn tại ở trên răng trong thời gian dài sẽ cứng lại thành vôi răng. Vi khuẩn có trong vôi răng tiết ra axit khiến cho men răng bị ăn mòn và gây ra sâu răng nếu không được làm sạch.

Bệnh lý nha chu cũng do sự tích tụ mảng bám tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, lan rộng ra dưới viền nướu và khu vực xung quanh. Cạo vôi răng sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những mảng bám cứng đầu, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh lý răng miệng

Sâu răng cửa

Phòng tránh hôi miệng

Tình trạng hơi thở có mùi, hôi miệng là do các mảng bám và các vấn đề về răng miệng gây ra. Mảng bám tích tụ lâu là nơi vi khuẩn phát triển sinh ra mùi hôi khó chịu, gây ra hôi miệng. Cạo vôi răng và vệ sinh răng thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa hôi miệng.

Nâng cao sức khỏe tổng thể

Sâu răng và nhiễm trùng nướu nếu không điều trị triệt để có thể làm mất răng hoàn toàn nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đó. Các bệnh lý răng miệng còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cơ thể phức tạp hơn.

Những lưu ý khi điều trị lấy cao răng

Trước khi điều trị lấy cao răng, bạn cần hỏi ý kiến ​​của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này. Nếu răng bị sâu hoặc viêm nhiễm, bạn cần điều trị răng trước khi lấy cao răng.

Sau khi điều trị, bạn có thể cảm thấy đau và nhạy cảm trong một vài ngày, nhưng cảm giác này sẽ dần dần giảm đi. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến những điều sau đây khi lấy cao răng:

  • Lấy cao răng không nên được thực hiện quá thường xuyên để tránh làm hại đến bề mặt răng.
  • Nếu bạn đang có các vấn đề về răng miệng chưa được điều trị, bạn cần phải điều trị trước khi lấy cao răng.
  • Tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, có thể cần phải thực hiện lấy cao răng này sau một thời gian nhất định.

Trên đây là thông tin xoay quanh vấn đề lấy cao răng mất bao lâu và khi nào nên lấy cao răng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp và hiểu rõ hơn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *