Mất chân răng hàm và những điều cần lưu ý

Răng hàm trên và dưới đóng vai trò kiến tạo và nâng đỡ cấu trúc khối của khuôn mặt. Có thể vì một vài nguyên nhân  dẫn đến tình trạng mất răng và chân răng hàm, lực tác động lên hàm cũng biến mất. Theo thời gian, xương hàm bị tiêu biến và lan rộng kéo theo những hệ quả khác như hạ xoang, tụt nướu, tiêu xương, chảy xệ cơ… nghiêm trọng là thay đổi cấu trúc cân đối của gương mặt. Rơi vào trường hợp mất răng hàm thì những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

Nguyên nhân gây mất chân răng hàm

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc răng hàm chết hoặc mất đi, từ khách quan đến chủ quan. Phổ biến có thể kể đến là do tuổi tác hay thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách. Từ đó hình thành các bệnh lý khiến chân răng tổn thương và rụng đi.

Hiện nay, mất răng hàm vẫn có thể xuất hiện ở những bạn trẻ bởi những nguyên do:

  • Tai nạn.
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây tổn thương răng hàm khác.
  • Thói quen có hại cho răng như hút thuốc lá, trà, cà phê…
  • Xương hàm yếu hoặc mắc một số bệnh lý như nang bướu xương hàm, ung thư hàm mặt…
  • Sự tích tụ của vi khuẩn mảng bám, gây kích ứng nướu, chảy máu chân răng, viêm nha chu nhưng không được phát hiện điều trị kịp thời.
  • Không lấy cao răng định kỳ, thói quen vệ sinh răng miệng sai gây tổn thương răng và chân răng hàm.
  • Bẩm sinh không có răng hàm hoặc tủy răng hàm yếu.

Mất răng hàm gây ra hậu quả nghiêm trọng

Kết quả  dễ thấy của một người bị mất răng hàm là yếu tố thẩm mỹ. Răng hàm giữ cho khuôn mặt bạn cân đối, mất đi răng hàm khiến má bị hóp, các răng kề cận dịch chuyển làm cấu trúc xương hàm tại vị trí mất sẽ thay đổi, kéo theo hình dạng gương mặt cũng thay đổi theo.  

Mất răng lâu năm là nguyên nhân chính dẫn đến tiêu xương ổ răng. Khi hàm xuất hiện một vị trí trống, không có lực tác động trong thời gian dài thì thoái hóa là kết quả tất yếu của xương. 

Chiều rộng của xương hàm giảm đi  20% trong năm đầu tiên mất răng. Theo đó, mô nướu cũng sẽ thấp dần. Khoảng cách từ mũi đến cằm ngắn lại, cơ ở 1 phần ba khuôn mặt có xu hướng sụp xuống. 

Ổ răng trống tạo điều cho mảng bám thực phẩm tích tụ. Nếu không có giải pháp vệ sinh kỹ lưỡng, vi khuẩn sinh sôi, răng xung quanh vị trí đó đều sẽ dần hư tổn và chết đi.

Sức khỏe cơ thể cũng dần đi xuống bởi tiêu xương gây suy giảm khả năng ăn nhai. Bạn không thể ăn những đồ ăn quá dai và cứng, cảm giác ngon miệng mất dần đi, dinh dưỡng nạp vào cơ thể cũng ít đi. 

Mặt khác, thức ăn qua miệng không được nghiền nhỏ, hệ tiêu hóa cũng không được đảm bảo. Rất nhiều bệnh nhân mất răng sau một thời gian xuất hiện tình trạng đau dạ dày. 

Xương hàm liên kết số lượng lớn dây thần kinh thái dương, tổn thương ở vị trí này cũng đồng thời kéo theo những cơn đau đầu với những mức độ khác nhau. 

Có rất nhiều giải pháp để phục hình răng mất, nhưng để lựa chọn phương pháp tối ưu cần đến kinh nghiêm và sự chẩn đoán của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị mất chân răng hàm

1. Trồng răng mất chân bằng phương pháp cấy ghép implant

Cấy ghép implant đang là phương pháp được chú ý và được khuyến cáo nhiều hiện nay. Vậy Trồng răng implant là gì?

Răng implant có cấu tạo hoàn chỉnh bao gồm trụ, khớp nối và mão răng, do đó có khả năng thay thế trọn vẹn một chiếc răng thật. Bác sĩ sẽ cấy trụ Titan vào đúng vị trí răng hàm bị mất thực hiện chức năng của một chân răng, kích thích xương hàm phát triển. 

Đây là phương án duy hiện nay giải quyết được hệ quả phức tạp và ngăn chặn được bệnh tiêu xương hàm khi mất răng. Khi Implant được đặt đúng vị trí và hợp với xương, một mảnh kết nối gọi là trụ cầu, được đặt lên trên Implant để nâng đỡ mão răng.

Cấy ghép implant cho bạn một răng hàm giả chắc chắn về lực cắn và sức nhai hệt như răng tự nhiên. So với những phương án trồng răng giả khác thì implant cho ra kết quả tự nhiên và giải quyết dứt điểm tiêu xương ổ răng. Giups bạn có nụ cười tự nhiên.

Tuổi thọ răng hàm implant rất dài, lên đến hơn 25 năm thậm chí có trường hợp duy trì đến trọn đời. An toàn và đơn giản quy trình điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi không thể tái khám hay thay mới răng quá nhiều lần.

Cấy ghép implant là kỹ thuật trồng răng phức tạp đòi hỏi tay nghề cao từ bác sĩ. Do đó việc  lựa chọn đơn vị uy tín trong lĩnh vực implant sẽ cho bạn kết quả cấy ghép hoàn hảo, chính xác và lâu dài.

2. Trồng răng hàm bằng phương pháp bắc cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng cố định, thay thế vĩnh viễn những chiếc răng bị mất bằng những chiếc răng giả.

Trồng răng sứ không có chân răng và những điều cần chú ý

Bắc cầu răng sứ là phương pháp thay thế răng mất bằng bộ 3 đến 4 răng giả liền kề. Cụ thể, bác sĩ sẽ gắn bắc cầu bộ 3 mão răng sứ được thiết kế lên 2 răng kế bên răng đã mất. 2 răng kế bên này đóng vai trò là trụ đỡ giữ cố định mão răng bị mất ở giữa.

Quan trọng hơn, bắc cầu răng sứ sẽ lấp vị trí răng trống, ngăn ngừa mảng bám là tổn thương những răng còn lại cũng như không gây chạy, xô lệch chân răng khác. Duy trì tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Tuy nhiên phương pháp này không thay thế chân răng, do đó quá trình tiêu xương hàm vẫn sẽ diễn ra. Xương hàm dần thoái hóa, những răng liền kề cũng sẽ  vẫn hư tổn theo thời gian.

Nếu được chăm sóc đúng cách, cầu răng sứ có thể tồn tại trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng có thể bị hỏng, thường là do răng tự nhiên bên cạnh bị sâu, phần nướu bị hõm xuống, khiến răng bị lung lay và lúc này bạn nên đến nha khoa để thay cầu răng mới.

Đặc biệt, trường hợp mất răng hàm số 7 sẽ không thể áp dụng phương pháp cầu răng sứ, do răng số 8 (răng khôn) không thể mài làm trụ cầu.

Tốc độ cũng như biến chứng do mất răng hàm mang lại sẽ không cố định và phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh. Do đó nguy cơ tiêu xương sớm là rất có khả năng. Chuyên gia khuyến cáo người bị mất răng nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để xác định tình trạng và tìm ra phương án điều trị tối ưu cho mỗi cá nhân.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *