Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành. Vì vậy, cũng nhiều phụ nữ bị mọc răng khôn khi mang thai. Vậy mọc răng khôn khi có bầu phải làm sao? có gây ảnh hưởng gì không?
Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, là chiếc răng cuối cùng thường bắt đầu mọc sau khi cấu trúc hàm đã được hoàn thiện và ổn định. Răng khôn thường không có đủ không gian để mọc thẳng trên cung hàm, xảy ra tình trạng răng khôn bị kẹt, mọc ngầm ở dưới nướu.
Biến chứng khi răng khôn mọc có thể gây ra viêm nhiễm lợi trùm răng, viêm quanh răng hoặc tình trạng thức ăn bị mắc kẹt giữa răng, gây sâu răng cho răng bên cạnh. Điều này thường gây đau đớn, sưng nướu, sốt cao và gây khó chịu cho bạn. Răng khôn có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? Trong trường hợp bà bầu, khi răng khôn mọc ngầm hoặc mọc không đúng hướng, có thể gây đau đớn, khó khăn trong việc mở miệng và cử động hàm. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của bà bầu và gây khó khăn trong việc duy trì cân nặng và dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài, bà bầu có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng, gây nguy cơ còi xương và thiếu cân cho thai nhi.
Bị mọc răng khôn khi mang thai phải làm sao?
Trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Nên hạn chế áp dụng tối đa vì có khả năng cao ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, khi bà bầu mọc răng khôn, việc cần làm là đến gặp bác sĩ nha khoa uy tín để được thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tổng quát sức khỏe răng miệng của thai phụ để có hướng điều trị tốt.
Bà bầu cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm đau như súc miệng bằng nước muối,… để giảm đau. Ngoài ra, nếu bị mọc răng khôn khi mang thai, bà bầu cũng có thể chườm lạnh ở vị trí đau để cải thiện tình trạng đau nhức.
Bà bầu cũng cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng. Nên thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Để phòng tránh các bệnh lý liên quan khác trước mang thai, trong giai đoạn mọc răng khôn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn mọc trước khi muốn có thai.
Có nên nhổ răng khôn trong thời kỳ mang thai?
Hầu hết các trường hợp mọc răng khôn trong giai đoạn mang thai đều được khuyến nghị không nên nhổ răng. Nguyên nhân vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn vì biến chứng hoặc các bệnh lý khác, mẹ bầu sẽ cần phải chụp X-quang, tiểu phẫu, dùng thuốc kháng sinh và giảm đau. Lượng thuốc phải uống sau khi nhổ răng khôn sẽ nhiều hơn so với khi nhổ các răng khác, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu bà bầu bắt buộc phải nhổ răng khôn khi mang thai thì cũng cần phải chọn thời điểm phù hợp – khi thai nhi đã ổn định hơn, các cơ quan ở trong cơ thể đã hoàn thiện. Khoảng thời gian mẹ bầu không nên nhổ răng khôn là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu nhổ răng khôn trong thời gian này thì bà bầu cần phải có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Nếu mọc răng khôn khi mang thai, mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ kiểm tra. Bà bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép. Đồng thời, bà bầu cũng không nên căng thẳng hay lo lắng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và vệ sinh răng miệng đúng cách để cho trẻ phát triển tốt.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN về nội dung “mọc răng khôn khi mang thai có sao không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về cân nhắc nhổ răng khôn trong giai đoạn thai kỳ nhé!
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh