Mòn cổ chân răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Mòn cổ chân răng là bệnh lý phổ biến mà nhiều người mắc phải, tình trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và nguyên nhân gây ra thì đừng bỏ qua bài viết này.

Mòn cổ chân răng là gì?

Mòn cổ chân răng là tình trạng tổn thương xảy ra ở cổ răng. Răng của chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong khoang miệng chỉ là một nửa của chiếc răng. Phần còn lại vẫn nằm sâu phía dưới nướu và được cố định vào xương hàm. Sự khác biệt lớn giữa 2 phần răng này là phần tiếp xúc của răng có một lớp men bao phủ chắc chắn. Ngược lại, chân răng được phủ bởi mô liên kết và luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sâu răng, mòn nếu nướu tụt.

mòn cổ chân răng

Khi lớp mô liên kết bị mòn đi, nếu tiếp xúc nóng, lạnh đột ngột sẽ chạm tới ngà răng và cả tủy răng. Điều này sẽ dẫn tới những cảm giác khó chịu và mức độ ngày càng tăng cao. Và khi răng bị mất lớp men ở cổ răng chính là bệnh lý mòn cổ chân răng. Bệnh lý này gây ra rất nhiều cản trở, bất tiện trọng các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt là trong quá trình ăn uống.

Biểu hiện của mòn cổ chân răng

Đối với mòn cổ chân răng, lúc ban đầu sẽ xuất hiện những biểu hiện cụ thể. Đơn giản nó chỉ là một rãnh nhỏ ở phần cổ răng sát với phần nướu. Lúc này, những cảm giác khó chịu, đau buốt chưa xuất hiện. Tuy nhiên, lâu dần phần lợi bị tụt thấp dần, phần chân răng lộ ra và có dấu hiệu bị mòn đi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Sau đây là một vài biểu hiện của mòn cổ chân răng:

– Răng bị nhạy cảm: Khi ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh, bạn sẽ có cảm giác đau buốt khó chịu. Thậm chí tình trạng này còn diễn ra tương tự khi bạn đánh răng hay súc miệng.

Răng nhạy cảm

– Răng đổi màu: Mòn cổ chân răng là khi lớp men răng bị mỏng đi. Điều này khiến cho màu răng dễ thay đổi. 

– Nướu sưng, đau nhức dai dẳng: Khi chân răng bị mòn ngày càng nặng sẽ dần đến tủy. Tình trạng này gây ra đau đớn, khó chịu và cản trở trong quá trình ăn uống. Và lâu dần, khi tủy răng chết đi sẽ dẫn tới tình trạng viêm ở cuống răng làm sưng và mưng mủ.

– Răng nhìn dài hơn mọi khi: Khi chân răng bị lộ ra, không được che phủ bởi nướu sẽ làm những chiếc răng của bạn trông dài hơn. Khi đó, những khe thưa ở chân răng cũng sẽ bắt đầu xuất hiện.

Nguyên nhân nào gây hiện tượng mòn cổ răng?

Hiện tượng mòn cổ chân răng xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân cơ học

  • Đánh răng sai cách là nguyên nhân gây mòn cổ chân răng. Đánh răng theo kiểu chà ngang, lâu ngày làm cho nướu bị tuột xuống và để lộ ra cổ chân răng. Khi tiếp xúc với thức ăn có tính axit trong quá trình ăn uống lâu ngày sẽ gây mòn cổ chân răng.
  • Việc dùng bàn chải đánh răng không phù hợp có đầu lông thô cứng với lực chải mạnh lên thân răng và phần cổ răng quá nhiều. Sau một thời gian sẽ làm cho phần men và ngà răng lòi ra nhiều, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và các rãnh nhỏ ngang thân răng cũng dần bị lộ ra.
  • Nếu vôi răng hình thành nhiều nếu không được loại bỏ sẽ tích tụ ngày càng nhiều sẽ đè nén lên phần nướu và dần dần đẩy phần nướu ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó làm chân răng bị lộ ra bên ngoài dẫn đến các yếu tố bên ngoài khoang miệng có thể tác động gây mài mòn cổ chân răng theo thời gian.
  • Răng hoạt động quá mức khi ăn các thức ăn dai cứng hoặc nghiến răng khi ngủ cũng làm cho triệu chứng mòn cổ chân răng trầm trọng hơn.
Đánh răng không đúng cách

Nguyên nhân hóa học

Tình trạng này xuất phát từ tác dụng của axit có trong khoang miệng do tình trạng trào ngược dạ dày hoặc do thực phẩm chứa nhiều axit gây nên.

Chất axit sẽ dần ăn sâu và khiến cho lớp men răng bên ngoài bị bào mòn. Từ đó ngà răng bị lòi ra ngày càng nhiều.

Hoặc nghiêm trọng hơn chất axit còn có thể xâm nhập vào các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà và làm hư các tổ chức của răng gây ê buốt dai dẵng.

Các nguyên nhân khác

  • Một số bệnh lý toàn thân như: thiếu canxi, bệnh gút, xương khớp, giảm tiết nước bọt,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng.
  • Do yếu tố di truyền làm cho tổ chức cứng của răng tăng sinh bất thường, loạn dưỡng tế bào tạo ngà,… sức kháng mòn vốn có của răng từ đó mà yếu dần đi.
  • Các loại thuốc có chứa PH axit như aspirin nhai, vitamin C đều có thể gây mòn răng.

Vì sao phải chữa mòn cổ răng?

Tuy là bệnh lý phổ biến nhưng nhiều người thường chủ quan khi cổ răng bị mòn.

Chỉ khi bị sưng dữ dội hay đau nhức không thể chịu đựng được bạn mới tìm gặp bác sĩ để kiểm tra thì lúc đó tình trạng răng đã nghiêm trọng và việc chữa trị để giữ lại răng sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.

Nếu sớm nhận biết và có giải pháp khắc phục tình trạng mòn cổ răng hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn như:

  • Phòng ngừa được các nguy hại do mòn cổ răng gây ra như: răng sâu, viêm nhiễm tủy răng, cuống răng bị nhiễm trùng, gãy răng,… giúp bảo vệ sức khỏe toàn thân tốt hơn.
  • Bạn sẽ không còn cảm giác bị ê buốt, khó chịu khi ăn uống hay sinh hoạt.
  • Ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi, lợi sưng, chảy máu do thức ăn giắt ở khe mòn cổ chân răng.
  • Hàm răng thẩm mỹ hơn.
  • Chi phí điều trị cũng thấp hơn.
Vì sao phải điều trị mòn cổ chân răng

Phương pháp điều trị mòn cổ chân răng

Điều trị mòn cổ chân răng ở mức độ nhẹ

Khi ở mức độ nhẹ, bệnh lý này chưa ảnh hưởng tới tủy bên trong. Phương pháp hàn trám răng sẽ được ưu tiên trong trường hợp này. Sau khi hàn trám, phần cổ răng sẽ được khôi phục, chi phí rẻ, thực hiện nhanh chóng.

Điều trị mòn cổ chân răng mức độ nặng

Khi mòn cổ chân răng đã trở nặng, phần tủy sẽ bị tổn thương. Khi này bạn cần được chữa trị tủy răng và tiến hành phục hình bằng phương pháp bọc sứ. Việc bọc răng sứ nhằm mục đích giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và bảo toàn chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng.

Biện pháp phòng tránh tình trạng mòn cổ chân răng

Để tránh những ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm từ mòn cổ chân rằng, bạn cần chủ động phòng ngừa tình trạng này. Một số lưu ý bạn có thể tham khảo và áp dụng để ngăn ngừa là:

  • Đánh răng đúng cách, chải dọc hoặc theo đường tròn, không nên chải ngang. Kết hợp với dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có độ mài mòn thấp để vệ sinh răng hàng ngày.
  • Không nên ăn thức ăn có tính axit, đồ ngọt cũng như chất kích thích,… vì chúng có thể gây ra tình trạng mòn răng;
  • Súc miệng ngay sau khi ăn để hạn chế hình thành mảng bám. Việc này giúp giảm nguy cơ bị mòn men răng.
  • Khám răng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

Mòn cổ chân răng là tình trạng thường gặp, khi mắc phải tình trạng này, bạn cần đến nha khoa để điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra phiền toái và khó chịu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị mòn cổ chân răng sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của chân răng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *