11 nguyên nhân gây ra mất răng, hậu quả và cách điều trị

Răng không tự mất đi, mà chính chúng ta là tác nhân gây ra mất răng. Nói cách khác, một số bệnh lý hoặc chấn thương là nguyên nhân khiến cho bạn bị mất răng. Vậy nguyên nhân gây ra mất răng, hậu quả và cách điều trị như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay ở bài viết sau đây.

Mất răng là gì?

Mất răng là tình trạng một hay nhiều răng không còn tồn tại trong hàm nữa, tạo ra các khoảng trống trong hàm răng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất răng, từ những bệnh lý răng miệng đến việc bị tai nạn, chấn thương. Trong một vài trường hợp, toàn bộ răng có thể bị mất hoặc chỉ còn lại chân răng.

Mắt răng
Mắt răng

11 nguyên nhân gây ra mất răng

1. Bệnh sâu răng

Trường hợp nặng, không thể phục hồi hoặc bảo tồn được bằng kỹ thuật trám răng hay bọc răng sứ, sẽ chỉ định loại bỏ. Vì nếu không nhổ bỏ răng đó, bạn không chỉ bị các cơn đau hành hạ mà vi khuẩn gây sâu răng còn sẽ lây lan và phá hoại những răng khác kế bên.

2. Bệnh viêm nha chu

Tình trạng viêm nghiêm trọng, viêm lan rộng sẽ làm ảnh hưởng đến tủy răng, chóp răng, nướu và xương ổ răng. Khi đó, nướu sẽ bị tụt thấp hoặc chân răng không còn bám vững khiến cho răng bị lung lay, dễ rụng.

3. Tổn thương tuỷ răng

Những tai nạn khiến răng tác động mạnh và tổn thương, vỡ, mẻ thì vẫn có các phương pháp phục hình răng giả trừ trường hợp răng bị tổn thương quá nặng, ảnh hưởng đến tuỷ răng bên trong thậm chí là mất răng.

4. Nguyên nhân gây ra mất răng do chấn thương

Trong quá trình sinh hoạt và thực hiện hoạt động hàng ngày như tham gia các môn thể thao, vận chuyển hàng hóa nặng,… có thể không may gặp phải các tai nạn, chấn thương dẫn đến mất răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm.

Nguyên nhân gây ra mất răng

5. Thiếu răng bẩm sinh

Thiếu răng bẩm sinh di truyền khá hiếm, với đặc điểm là mất một số hoặc toàn bộ răng ngay từ khi sinh. Các yếu tố chính gây ra thiếu răng bẩm sinh có thể bao gồm di truyền, không hình thành mầm răng vĩnh viễn, mầm răng mọc ngầm, hoặc mầm răng bị nhổ nhầm từ khi còn nhỏ.

6. Răng bị nhổ do có bệnh lý liên quan đến răng như u, nang xương hàm

Khi các u nang phát triển ở trong xương hàm sẽ gây ra áp lực lên răng và xương, dẫn đến việc răng di chuyển hoặc mất răng. Một số trường hợp, bác sĩ phải nhổ bỏ răng để u, nang xương hàm không lan rộng và ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

7. Răng và nướu “lười” hoạt động

Thường xuyên ăn thức ăn mềm khiến cho răng và nướu “lười hoạt động” gây suy giảm chức năng ăn nhai và chịu lực của răng.

8.Thay đổi hormone nữ trong thời kỳ mang thai

Thay đổi hormone nữ trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của nướu đối với các vi khuẩn bám trên răng từ đó gây ra mất răng.

9. Nguyên nhân gây ra mất răng do nướu bị tổn thương

Khi nướu bị tổn thương bởi vôi răng sẽ có xu hướng bị tụt dần, gây tiêu xương khiến răng và nướu mất liên kết như ban đầu. Răng dài ra, lỏng lẻo, thiếu bền chắc trong xương hàm lâu ngày dẫn đến mất răng.

10. Tăng tiết nước bọt

Khi tuổi tác ngày càng cao, mọi người dùng các loại thuốc như chống trầm cảm, lợi niệu,… hoặc các bệnh làm giảm tăng tiết nước bọt, gây ra khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

11. Nguyên nhân gây ra mất răng do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đồ ngọt quá nhiều cũng sẽ gây nên mảng bám, tạo thuận lợi cho bệnh viêm nướu phát triển, dễ dẫn đến việc mất răng.

viêm tủy răng kiêng ăn gì

Các yếu tố có nguy cơ làm mất răng

Một số tình trạng sức khỏe răng miệng và hành vi làm tăng nguy cơ gây mất răng như:

  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày không khoa học
  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Không thường xuyên chăm sóc răng miệng định kỳ
  • Vệ sinh răng miệng quá kém.

8 Hậu quả của việc mất răng

1. Ăn nhai khó khăn

Ăn nhai khó khăn, dạ dày và ruột hấp thu kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….

2. Ảnh hưởng đến tinh thần và thú vui ăn uống

Mất răng gây ra chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tổng thể.

3. Tiêu xương hàm

Răng bị mất lực nhai làm các tác động lên răng không còn nữa thì dẫn đến xương hàm sẽ bị tiêu dần. Trong trường hợp mất răng lâu năm, tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng, khả năng phục hồi răng sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ phải phẫu thuật ghép xương để có thể phục hồi răng mới.

4. Lão hóa sớm

Lão hóa sớm chính là một trong những hậu quả của việc mất răng. Khi xương hàm bị tiêu lâu ngày, hai má sẽ bị hóp lại, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng sẽ xuất hiện các nếp nhăn làm cho khuôn mặt của bạn trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.

5. Ảnh hưởng các răng xung quanh

Khi răng bị mất và không được phục hồi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng còn lại. Các răng đối diện mất đi sự nâng đỡ chúng sẽ có chiều hướng trồi lên hoặc thụt xuống vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Hậu quả là gây cản trở cho hoạt động ăn nhai và thậm chí gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, gây đau vùng thái dương, mỏi hàm, nghiến răng.

7. Bệnh đau đầu do mất răng

Răng bị mất khiến lực nâng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên. Đồng thời, lực nhai tác động lên các răng kế bên tăng một cách bất thường, làm ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm gây ra đau đầu kinh niên.

8. Mất thẩm mỹ

Nếu răng mất ở vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến người bị mất răng ngại ngùng, thiếu tự tin và hạn chế trong giao tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc hằng ngày.

Với các phương pháp trồng răng hiện đại ngày nay, các vấn đề về mất răng sẽ hoàn toàn được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Người mất răng sẽ lấy lại được nụ cười tự tin, hàm răng đẹp và chắc khỏe.

Bị mất răng phải làm sao?

Khi gặp phải tình trạng mất răng, trồng lại răng mới là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu các rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn về sau. Hiện nay, có 3 kỹ thuật trồng răng được nhiều người lựa chọn như Hàm giả có thể tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant.

Trồng răng Implant

Phương pháp trồng răng Implant được áp dụng cho trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hoặc mất toàn bộ răng trên hàm. Kỹ thuật này sử dụng chân răng nhân tạo sẽ được cấy trực tiếp vào vị trí của răng đã mất, nhằm phục hồi thẩm mỹ và chức năng của răng. Răng giả Implant có màu sắc và hình dáng giống như răng thật.

Đối với trường hợp bị mất toàn bộ răng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp cấy ghép răng Implant toàn hàm All on 4 hoặc All on 6. Răng giả được tạo hình từ trụ Implant sẽ giúp cho hàm răng mới có vẻ ngoài tự nhiên như răng thật cùng với mức chi phí phù hợp.

Ưu điểm

Trồng răng Implant là giải pháp hoàn hảo bởi những ưu điểm sau:

  • Khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ gần như hoàn hảo.
  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng ngay tại nhà.
  • Ngăn chặn tình trạng tiêu xương, đồng thời ngừa quá trình lão hóa khuôn mặt.
  • Răng tồn tại độc lập, không xâm lấn đến các răng kế cận.
  • Áp dụng cho tất cả các trường hợp bị mất răng.
  • Chỉ cần trồng răng Implant 1 lần, bạn có thể sử dụng trọn đời, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại thực hiện.

Nhược điểm

  • Bạn phải đảm bảo có đủ sức khỏe theo như chỉ định của bác sĩ mới có thể tiến hành cấy ghép Implant được.
  • Chi phí cao.

Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ được chế tác từ ít nhất 3 răng sứ liền kề nhau và gắn chắc chắn vào trụ răng thật bằng keo nha khoa. Để tạo được độ vững chắc cho cầu răng trên cung hàm, hai răng thật ở hai bên răng mất sẽ được mài một phần để tạo trụ cầu răng.

Làm hàm tháo lắp

Phương pháp trồng răng giả tháo lắp là lựa chọn truyền thống, phù hợp với người cao tuổi mất toàn bộ răng hoặc người có xương hàm yếu, không đủ khỏe mạnh để tiến hành cấy ghép Implant hay bắc cầu răng sứ.

Như vậy trồng răng Implant là phương pháp tốt và bền vững đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ giống như răng thật. Đừng ngần ngại liên hệ Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhé!

Bài viết này đã cung cấp cho thông tin về nguyên nhân gây ra mất răng, hậu quả và cách điều trị. Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách và đến thăm khám nha khoa định kỳ để ngừa mất răng, từ đó giữ gìn nụ cười rạng rỡ và sức khỏe tốt.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *