Nhổ răng được chỉ định sau cùng để khắc phục răng hư hỏng. Tuy nhiên nếu nhổ răng còn sót chân răng sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân là gì, nguy hiểm ra sao và xử lý bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp vấn đề này.
Dấu hiệu nhổ sót chân răng
Dưới đây là một số dấu hiệu nhổ răng còn sót chân răng phổ biến:
Đếm số chân răng đã nhổ không đủ
Nếu bạn kiểm tra thấy số lượng răng ít hơn hoặc răng đã nhổ không nguyên vẹn thì bác sĩ nhổ sót chân răng.
Bị đau nhức, sưng tấy kéo dài
Sau khi nhổ răng khoảng 2 đến 3 ngày nhưng tình trạng đau nhức không thuyên giảm còn kèm theo dấu hiệu sưng tấy thì có thể là do nhổ răng còn sót chân răng.

Ngoài ra, dựa vào hình ảnh chụp X-Quang răng sau khi nhổ, bạn có thể nhìn thấy tình trạng răng đã được nhổ hết hay chưa.
Nguyên nhân còn sót lại chân răng
Khi thực hiện nhổ răng, bác sĩ có thể để sót lại chân răng vì lý do khách quan hoặc chủ quan. Các nguyên nhân có thể là:
Sót chân răng do khách quan
- Bác sĩ vô tình để sót lại chân răng do tay nghề yếu kém, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều hoặc không biết cách chuẩn xác để nhổ răng ở những vị trí khó.
- Việc vô tình hoặc sơ suất sau khi nhổ răng. Mà bác sĩ lại không tiến hành kiểm tra và khám lại cho bạn, dẫn đến tồn tại chân răng trên hàm.
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị của nha khoa không được đảm bảo.
- Bố mẹ tự nhổ răng tại nhà cho con nhưng không thực hiện đúng thao tác kỹ thuật.
Nguyên nhân để sót chân răng có chủ đích
Trong một vài trường hợp, ví dụ như khi nhổ răng khôn, các bác sĩ có thể chủ động để lại một phần chân răng vì một vài lý do.
Việc cố gắng lấy hết toàn bộ chân răng trong một lần nhổ, có thể sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu của răng. Điều này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như chảy nhiều máu, đau, tổn thương viêm lợi, tê nửa hàm, đứt ống dây thần kinh. Do những nguy cơ này, bác sĩ sẽ cố tình để lại 1 phần chân răng trong hàm.

Một số trường hợp khác cần phải để lại chân răng như:
- Nhổ các răng ở vị trí khó: Răng được nhổ nằm ở sâu bên trong hàm, gần kế bên dây thần kinh và mạch máu.
- Chân răng hình dáng dị dạng: Chân răng bị quặp quẹo, cong,… gây ra khó khăn và nguy hiểm khi nhổ.
- Chân răng bị dính vào xương hàm: Trường hợp này lấy toàn bộ chân răng dễ làm xương hàm bị tổn thương. Cố gắng lấy hết sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức , vết thương lâu lành.
Vậy nhổ răng còn sót chân răng có sao không?
Nhổ răng còn sót chân răng có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu để sót chân răng do chủ đích của bác sĩ thì bạn không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu sót chân răng do tay nghề bác sĩ,… sẽ để lại các biến chứng như sưng tấy, đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho vùng nướu bị sưng tấy, mưng mủ, thậm chí là nhiễm trùng. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu nhổ bị sót chân răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.
Nhổ răng còn sót chân răng xử lý thế nào?
Sau khi nhổ răng, nếu phát hiện răng còn sót chân răng thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ có chuyên môn giỏi để kiểm tra lại tình hình. Tuyệt đối không được tự ý nhổ, đá lưỡi hoặc động chạm vào vùng nướu để lấy chân răng ra vì có thể sẽ gây ra chảy máu nhiều và tổn thương đến vùng phẫu thuật.

Một số cách xử lý vấn đề nhổ răng còn sót chân răng gồm:
+ Nếu vùng răng không có hiện tượng bị viêm nhiễm hay quá đau nhức, thì chân răng của bạn sạch, nó sẽ từ từ ẩn sâu vào xương, nướu và bạn cũng không cần nhổ chân răng còn sót ngay lập tức.
Lúc này, bạn hãy theo dõi và đợi cho đến khi chân răng nhô lên khỏi nướu, khi này không còn nguy hiểm nữa thì bạn tới địa chỉ nha khoa uy tín để được tiến hành lấy chân răng.
+ Nếu vùng răng của bạn viêm nhiễm nặng, xuất hiện đau nhức, chảy máu không chấm dứt thì cần xử lý nhanh chóng. Đầu tiên, bạn nên uống thuốc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ để giảm sưng, kháng viêm. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện lấy chân răng ra ngoài trong thời gian sớm nhất.
Làm sao để tránh nguy cơ nhổ răng còn sót chân?
Để hạn chế nguy cơ nhổ răng còn sót chân răng, bạn nên lưu lại ngay một số lưu ý như sau:
- Ngay từ đầu khi quyết định nhổ răng, nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao – giàu kinh nghiệm.
- Bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang răng giúp đánh giá vị trí răng mọc, xương hàm, tình trạng răng, từ đó có thể lên kế hoạch nhổ răng phù hợp.
- Sau khi nhổ, bác sĩ kiểm tra lại răng đã nhổ, đảm bảo chân răng đã được lấy ra hoàn toàn.
- Trong 7 ngày sau khi nhổ răng, bạn cần theo dõi vết thương, nếu có bất kỳ dấu hiệu như: sưng, đau hoặc bất thường thì cần đến ngay nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Chăm sóc răng sau khi nhổ còn sót chân răng thế nào?
Nếu phát hiện sau khi nhổ răng còn sót chân răng, bạn nên chú ý trong quá trình chăm sóc để hạn chế các biến chứng không mong muốn. Cách chăm sóc chân răng bị sót lại như sau:

- Không tự ý chạm, lấy chân răng bằng tay, lưỡi hay bất cứ dụng cụ nào, vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy nhiều máu hơn.
- Theo dõi vùng chân răng sót có cảm giác đau, nhức, dấu hiệu gì bất thường gì không. Nếu không, bạn không cần phải lấy phần chân răng sót lại.
- Tích cực chườm khăn lạnh ở vị trí răng nhổ giúp giảm đau hiệu quả. Chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tái khám đúng hẹn với bác sĩ nha khoa để kiểm tra lại khả năng hồi phục.
- Trường hợp chân răng nhiễm trùng, đau nhức hoặc chảy máu, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị và có kế hoạch nhổ chân răng sớm.
Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nhổ răng còn sót chân răng có sao không?. Đặc biệt, để tránh nguy cơ sót chân răng, ngăn ngừa các biến chứng, điều quan trọng là bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín ngay từ đầu để thăm khám và điều trị.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh