Nhổ răng khôn có đau không? Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn có đau không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Cho nên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách chi tiết.

Răng khôn nằm ở đâu?

Thông thường, trong khuôn hàm của người trưởng thành có khoảng 28 đến 32 chiếc răng trong đó có 28 răng thực hiện chức năng ăn nhai, 4 chiếc răng còn lại thì không.

Răng khôn thường mọc trong độ tuổi 17 đến 25 tuổi, có kích thước lớn thứ ba trong các răng hàm. Mỗi người sẽ có 4 răng khôn bao gồm 2 răng khôn ở hàm dưới và 2 răng khôn ở hàm trên. Răng khôn có thể mọc theo nhiều hướng khác nhau: mọc lệch, mọc ngầm,…dẫn đến chèn ép lên các răng liền kề.

Độ tuổi mọc răng khôn

Biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc lệch

Thông thường răng khôn mọc lệch do độ tuổi trưởng thành xương hàm cứng, niêm mạc dày hơn. Cho nên khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… sẽ được chỉ định nhổ bỏ đi.

Vậy nhổ răng khôn có đau không? Nếu không nhổ răng khôn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nào? Dưới đây sẽ là một số biến chứng nguy hiểm xảy ra khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. 

Viêm nướu trùm, viêm nhiễm sưng đỏ

Khi răng khôn mọc lệch làm cho việc vệ sinh trở nên khó khăn, thức ăn bám vào gây ra viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho xương quanh răng bị phá hủy, viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết…

Sâu răng số 7 bên cạnh

Khi răng khôn mọc lệch sẽ nghiêng vào răng hàm số 7 bên cạnh làm cho thức ăn tích tụ không vệ sinh sạch hết sẽ dẫn đến bị sâu răng hàm kế bên. Mà răng hàm số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn.

Sâu răng số 7 bên cạnh

Biến chứng gây u, nang thân răng

Nhổ răng khôn có đau không? Biến chứng khi răng khôn mọc lệch là u xương hàm, nang thân răng,… Trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tiêu xương hàm, tăng nguy cơ gãy xương hàm.

Gây rối loạn cảm giác và phản xạ

Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây chèn ép lên dây thần kinh làm rối loạn cảm giác. Không những thế còn gây nên hội chứng giao cảm như 1 bên mặt bị đau hoặc sưng đỏ quanh vùng ổ mắt.

Nhổ răng khôn có đau không?

Tiểu phẫu răng khôn là quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ để nhổ bỏ một hoặc nhiều răng khôn.

Để có thể loại bỏ được răng khôn ra khỏi xương hàm, bác sĩ sẽ phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng chứ không thể thực hiện nhổ bỏ bằng phương pháp thông thường. Vậy nhổ răng khôn có đau không?

Thực tế, việc nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, tay nghề của bác sĩ thực hiện và trang thiết bị máy móc hỗ trợ cho quá trình thực hiện phẫu thuật.

Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành gây tê giúp bạn không có cảm giác đau nhức trong suốt thời gian tiến hành tiểu phẫu. Sau khi kết thúc, bạn thường được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giảm đau thông thường nhằm giúp bạn giảm đau hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến tâm lý sau phẫu thuật.

Theo kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ nha khoa và trải nghiệm khách hàng sau khi nhổ răng khôn, thì sau 1 đến 2 ngày đầu nhổ răng khôn thì bạn sẽ cảm thấy những cơn đau ở vùng quanh răng số 8. Mức độ đau nhức của từng người sẽ ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn có sức khỏe tốt có thể không cảm thấy đau nhức và không cần dùng thuốc giảm đau thì vẫn có thể duy trì những sinh hoạt hàng ngày bình thường.

Nhổ răng khôn có đau không?

Trong trường hợp sau 1 tuần nhổ răng khôn, mà bạn vẫn cảm thấy đau nhức ở vùng răng khôn. Kèm theo một số triệu chứng khác như sưng to, sốt hay sưng hạch thì khả năng bạn có thể mắc phải các biến chứng của hậu tiểu phẫu nhổ răng khôn. Bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa để được bác sĩ nha khoa thăm khám và can thiệp xử trí kịp thời.

Các lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, có thể có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của bạn. Để hạn chế tình trạng đó, bạn cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn các vấn đề sau đây:

  • Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức xung quanh vùng răng khôn đã nhổ. Vì vậy, nếu có chỉ định dùng thuốc giảm đau thì hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn.
  • Bạn thường được nhét một cục bông/gạc vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ để giúp cầm máu. Do đó, không nên nhả cục bông/gạc quá sớm, máu có thể sẽ rỉ thêm vài giờ sau đó. Cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngừng chảy máu.
  • Không hút thuốc lá để tránh làm vỡ cục máu đông, thậm chí khiến vết thương bị nhiễm trùng.
  • Khoảng sau 2 đến 3 ngày, vùng xung quanh răng khôn được nhổ bỏ có thể sẽ bị sưng lên do máu đông tích tụ. Bạn có thể áp dụng cách chườm đá hoặc chườm nóng để làm tan máu bầm và giảm sưng.
  • Nếu tình trạng sưng, đau kéo dài hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường xảy ra, bạn nên quay trở lại để gặp bác sĩ điều trị. Tránh việc tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bạn cần vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không được tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh mua ở ngoài mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không nên súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến cho máu chảy nhiều hơn.
  • Không nên khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn.
  • Không dùng lưỡi hay dụng cụ khác khều vào vị trí nhổ răng khôn. Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn bị nhét vào ổ răng. Chỉ nên ăn thức ăn loãng như cháo và uống nhiều nước.
  • Tái khám răng miệng định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi khả năng lành vết thương.

Hy vọng qua bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến việc nhổ răng khôn có đau không. Bạn cần áp dụng những hướng dẫn chăm sóc đúng cách về răng miệng để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *